Nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã nói về cõi âm

Nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã : “từ bi là một chiến lược sống”

Sáng 18/5, tại nhà hàng Le Petit Hà Nội (39 Lê Duẩn, Q.1, TP.HCM), chúng tôi đã tổ chức chương trình giao lưu với nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã về chủ đề “Sống cho hôm nay, sống cho ngày mai”. Đây có thể coi là cuộc giao lưu về lĩnh vực tâm linh lần đầu tiên được tổ chức, đã thật sự giải tỏa được những thắc mắc về tâm linh rất gần gũi nhưng xưa nay ít được tiếp cận. Hơn thế, nó thực sự trở thành một diễn đàn để bạn đọc gần xa gửi gắm những tâm sự, nỗi niềm trong cuộc sống thường nhật.

nha-ngoai-nguyen-van-nha copy

Nhà ngoaị cảm Nguyễn Văn Nhã

(1 trong 10 nhà ngoại cảm Việt Nam)

Từ sáng sớm, nhà hàng Le Petit Hà Nội đã có rất đông người đến chờ đợi được giao lưu với nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã. Ông có mặt tại khán phòng trong trang phục giản dị với nụ cười rất tươi. Sự xuất hiện của ông lập tức là tâm điểm của sự chú ý. Mặc dù cuộc giao lưu chưa chính thức bắt đầu nhưng những câu hỏi đã dồn dập đến.

Sức hút của tâm linh

Lần đầu tiên, tôi thấy những lời đề nghị tìm mộ gửi đến cho ông ít hơn những băn khoăn, trăn trở về lĩnh vực tâm linh diễn ra trong đời sống hàng ngày. Nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã vẫn được người ta biết đến nhiều nhất trong vai trò người tìm mộ bằng phương pháp ngoại cảm rất thành công. Nhưng trong buổi giao lưu, ông mang một vai trò khác, như là một sự dẫn dắt, kết nối mọi người đến với những điều tốt đẹp, cũng là người để đọc giả gửi gắm những tâm sự. Có lẽ vì vậy mà không gian nhà hàng rộng lớn dần chật người, hàng trăm người, nam phụ lão ấu từ khắp nơi tìm đến. Người cao tuổi nhất gần 80 và khán giả “nhí” thì vừa tròn 4 tuổi. Một độc giả ở Tây Nguyên hay tin về cuộc giao lưu, không đến dự cũng đã gửi thư chia sẻ thắc mắc của mình.

Sự xuất hiện của Hoa khôi thể thao Thu Hương cùng một số diễn viên nổi tiếng cho thấy tâm linh là vấn đề ăn sâu vào ngõ nghách của cuộc sống, là sự quan tâm của rất nhiều người. Anh Nguyễn Ngọc Thành, đến từ Gò Vấp, TP.HCM tâm sự: “Biết đến nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã từ lâu và rất mong được gặp ông nên tôi đến từ sớm. Tôi rất tin vào tâm linh, vào nhân quả tốt đẹp của cuộc sống nên chỉ cần nghe ông nói chuyện, với tôi niềm tin ấy càng mãnh liệt hơn”.

Những câu hỏi thắc mắc được gửi đến đều pha lẫn trong những câu chuyện rất đời thường, khiến khán phòng như trở nên ấm cúng hơn. Gia đình khán giả nhí Hoàng Lê Xuân Lâm, 4 tuổi kể: Đêm nào cũng vậy, cứ 12 giờ đêm, đang ngủ thì cậu bật dậy khóc thét dù mắt vẫn nhắm. Nghĩ vấn đề xuất phát từ chỗ ở nên gia đình đưa cậu bé ra Bắc nhưng tình hình không thay đổi. Họ lại vào Nam nhưng tình trạng cậu càng nặng hơn mỗi đêm cậu la hét đến hai lần trong khi ngủ. Gia đình mang theo cậu đến buổi giao lưu mong được nhà ngoại cảm giải đáp để họ có thể hóa giải tâm bệnh dai dẳng.

Một người khác gửi đến nhà ngoại cảm một câu chuyện cảm động: Anh trai anh bị tai nạn ra đi đột ngột nhiều năm trước. Vì điều kiện nên không thể đưa về quê nên phải hỏa táng gửi vào chùa. Nhiều năm ròng anh đi tìm câu trả lời, liệu vong hồn anh trai có theo xác được không? Từ lâu anh chỉ có một nỗi niềm luôn đau đáu là làm cách nào để giúp đỡ vong hồn anh trai mình. Bây giờ điều kiện kinh tế đã khá hơn nhưng anh vẫn chưa tìm ra cách. Được gặp nhà ngoại cảm, anh gần như đã cởi bỏ được gánh nặng trong lòng. Câu chuyện được kể trong sự im lặng chia sẻ của hàng trăm người dự khán. Trong đó rất nhiều người tha hương lập nghiệp như anh, cùng có rất nhiều trăn trở về cuộc sống thường nhật và cả những ý niệm chưa hoàn thành.

Còn rất nhiều câu chuyện, thắc mắc khác, từ cuộc sống, cái chết đến vong hồn. Cả những chuyện đời thường như khấn nguyện, cúng giỗ đều được chia sẻ, hàng trăm gương mặt rạng rỡ như tìm thấy được mình trong đó. Những khúc mắc về tâm linh tưởng chừng đơn giản nhưng là sự trăn trở của hầu hết mọi người lần lượt được tháo gỡ.

Thông điệp của tâm linh

Nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã, ngoài việc giải đáp thắc mắc của bạn đọc, còn chia sẻ hành trình tìm mộ của mình mà đích đến quý báu là việc ông nhận diện được con đường ấy dẫn ông đến một chân lý: Chết không phải là hết. Vấn đề là chết đi về đâu? Nhận biết được điều đó, mỗi người đang sống sẽ chuẩn bị được tâm thế cho mình, cũng như giúp đỡ được cho rất nhiều vong hồn đã mất. Đó cũng là ý nghĩa sâu xa của thông điệp “sống cho hôm nay, sống cho ngày mai”, ông gửi đến bạn đọc.“Mỗi người chúng ta đang sống đều cần chuẩn bị một “chiến lược” để sau khi thần thức bỏ thể phách ra đi, sẽ được kết nối về với thế giới mà ta mong muốn, thế giới không những cao hơn cõi ma, ngạ quỷ mà còn cao hơn loài người”. Nhiều bạn đọc thắc mắc làm thế nào để xây dựng được “chiến lược” đó? Ông trả lời: Chìa khóa rất đơn giản, đó chính là cách sống tốt đời đẹp đạo, ban phát lòng từ bi.

“Nhiều người trong số các bạn có lẽ một đôi lần nghe đến bị vong hồn này vong hồn kia đi theo mình. Xin đừng sợ. Hãy hỏi tại sao không có một ngàn hoặc nhiều hơn thế những hồn ma xung quanh để mình được làm phước, được cầu nguyện cho họ”-ông nói. Nơi chúng ta đang sống đã tồn tại rất nhiều năm, vong hồn người chết, kể cả động vật nhiều lắm, ở đâu cũng có. Vì động vật tiền kiếp hoặc hậu kiếp của chúng cũng có thể là người. Người sống không nên sợ. Hãy cầu nguyện mỗi ngày, mỗi giờ giúp họ siêu thoát. Sống từ bi đức độ lâu ngày thì sẽ có nghiệp lực dẫn vong hồn về với cõi tốt đẹp khi chúng ta rời khỏi thế giới này.

 

 

Nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã chia sẻ cùng

Hoa khôi Thu Hương kể với nhà ngoại cảm một câu chuyện chị đọc được: Một người trước khi chết thấy hồn mình lơ lững trên nóc nhà không đi được. Người ta quan niệm rằng vì còn nợ nhiều người quá nên không thể siêu thoát, phải ở lại trả nợ. Chị Thúy Khang thì chia sẻ một quan niệm khác: Mỗi con người có một sóng điện. Sau khi chết đi, sóng điện nào yếu thì tan đi, sóng nào mạnh thì vẫn còn tồn tại. Nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã phân tích rằng sở dĩ vong hồn không siêu thoát là do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân xuất phát từ người sống. Mỗi con người chúng ta ai cũng mang một hoặc nhiều món nợ, không vật chất thì tinh thần. Có hóa giải được hay không trước khi rời thế giới này đều do ở phúc phần ta tạo ra khi sống. Con người sống chan hòa, nhân ái thì thần thức, cả khi sống hay khi chết đi, đều nhẹ nhõm.

Ông ví von về việc cầu nguyện và ban phát từ bi như là việc đang gửi đi những tần số sóng, kết nối với “tổng đài” tâm linh, là việc tích đức để tạo nghiệp lực về với thế giới tốt đẹp sau này. “Mỗi lời cầu nguyện giúp đỡ được rất nhiều, cho chính mình và cho những người đã khuất. Hãy bắt đầu từ ông bà cha mẹ, họ hàng, rồi đến hàng xóm mình và xa hơn nữa. Tôi nói thật, các bạn có một trăm tỷ đồng nhưng chết đi có mang theo được đâu. Nhưng kho báu tình thương thì theo bạn mãi mãi, nhiều kiếp luân hồi về sau”-ông phân tích. Vì vậy mà ông đi nhiều nơi trên thế giới, có những bậc thiền sư tu tập hàng trăm, hàng ngàn năm, dù có mất đi thể phách thì thần thức của họ vẫn tiếp tục tu tập.

Ông lại nói, khi gửi sóng TB (TỪ BI), hãy thành tâm và bằng sự say mê. Ông đến đền chùa, thấy nhiều người vừa cúi đầu khấn nguyện xong vừa ra ngoài đã quát tháo, cãi vã với người khác. Làm như thế là đã gửi nhầm sóng TSS (THAM-SÂN-SI) rồi, sẽ phản tác dụng. Suốt buổi giao lưu, hàng trăm độc giả chăm chú lắng nghe những phân tích của nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã và đều rất tâm đắc. Ông còn đưa ra nhiều ví dụ rất dí dỏm để giải thích sinh động về nhân quả, luân hồi. Những câu chuyện vì thế tiếp nối nhau kéo dài đến giữa trưa. Một số người mạnh dạn lên đứng cùng nhà ngoại cảm chia sẻ những trải nghiệm tâm linh của mình.

“Cảm ơn quý báo và nhà ngoại cảm đã cho chúng tôi một trải nghiệp quá đỗi ý nghĩa”- bà Nguyễn Thị Hồng, 68 tuổi xúc động nói- “Nhờ trải nghiệm đó chúng tôi có thêm sức mạnh để tin rằng chết không phải là hết. Chúng tôi tâm niệm và  nhắn với những người sống tham lam, đam mê vật chất hưởng thụ, phí hoài cuộc sống rằng có những điều tốt đẹp hơn đang và sẽ đón đợi mỗi con người chúng ta. Nên phải sống thật tốt, hãy cùng nhau ban phát từ bi, ban phát lòng yêu thương cho người đang sống lẫn những người đã khuất”. Bà lão nói rồi quay đi với một nụ cười rất mãn nguyện. Còn tôi chợt thấy rằng những quy luật tâm linh, từ nhà ngoại cảm dung dị, đi vào lòng người khác một cách rất đỗi tự nhiên. Chợt thấy, lần đầu tiên có một cuộc giao lưu về tâm linh “kỳ lạ”như thế. Tâm linh mà từ đầu đến cuối đều mang hơi thở cuộc sống, rất gần gũi và chan hòa, không siêu hình hay huyền bí như người ta mường tượng.

Duy lam – nguyenngochoai.vn | Theo  Xahoi.com

Nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên

Nhà ngoại cảm Việt Nam

Nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên | 10 Nhà ngoại cảm Việt Nam

nha-ngoai-cam-nguyen-van-lien
Ông Nguyễn Văn Liên (người chắp tay đứng giữa) đang kể chuyện

tìm mộ liệt sĩ. (1 trong 10 nhà ngoại cảm Việt Nam)

Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải lúc ấy sau khi nghe báo cáo đã hoan nghênh việc làm của ông Liên và đồng ý với đề nghị của Bộ Khoa học – Công nghệ và Môi trường về việc tiếp tục triển khai Chương trình khảo nghiệm khả năng tìm mộ từ xa bằng phương pháp ngoại cảm của ông Liên với mức độ cao hơn. Chương trình khảo nghiệm này đã thu được những kết quả “gây sốc” nhưng đáng tin cậy…

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: “Khả năng tìm mộ của ông Liên là một năng lực hiếm có”

Trong bức thư cảm ơn nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình viết:

Thư cảm ơn

“Kính gửi ông Nguyễn Văn Liên

Đồng kính gửi các ông trong ban lãnh đạo chương trình thực nghiệm năng lực tìm mộ của ông Nguyễn Văn Liên.

Trước đây tôi có nhờ ông Liên, qua Ban lãnh đạo, tìm giúp mộ liệt sĩ Lê Duy Nhuận, là chồng của bạn tôi, chị Duy Liên – Nguyên Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh.

…Điều đặc biệt quan trọng là lời chỉ dẫn của ông Liên rất chính xác. Theo sơ đồ vẽ từ Hà Nội chúng tôi đã đến đúng nghĩa trang Bến Cát nơi quy tập hài cốt của liệt sĩ Lê Duy Nhuận. Đặc điểm của hài cốt được ông Liên báo trước rất chính xác (xương sọ, xương chân…).

Chị Duy Liên vì sức yếu không ra Hà Nội được, thay mặt chị và cá nhân, tôi xin cám ơn ông Liên và các vị lãnh đạo chương trình.

Tôi tìm hiểu thêm, được biết ông Liên đã tìm mộ cho một số liệt sĩ là thân nhân của các gia đình bạn bè tôi, rất chính xác. Tiêu biểu là trường hợp chị Nguyễn Thị Tú, nguyên là lãnh đạo phong trào phụ nữ Sài Gòn trong thời kỳ chống Mỹ. Các gia đình và đoàn thể cơ quan liên quan đến liệt sĩ rất cám ơn ông Liên.

Như vậy chỉ qua những trường hợp mà tôi biết, khả năng tìm mộ của ông Liên không phải là cá biệt và đó là một năng lực hiếm có. Tôi nghĩ cần có biện pháp và điều kiện để giữ lâu dài năng lực này nhằm đáp ứng nguyện vọng tha thiết và chính đáng của nhân dân ta; đồng thời góp phần thực hiện chính sách Thương binh Liệt sĩ của Đảng và Nhà nước”.

Khả năng đặc biệt của ông Nguyễn Văn Liên đã “thấu” đến cả Chính phủ. Ngày 13-8-1997 Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Khánh truyền đạt trong Công văn số 4027 / KGVX về việc xem xét hiện tượng tìm mộ liệt sĩ của ông Nguyễn Văn Liên.

Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đã đề nghị Bộ Nội vụ ( Bộ Công an), tổ chức phối hợp các đơn vị: Viện Khoa học Hình sự , Liên hiệp khoa học Công nghệ Tin học ứng dụng (UIA) và Trung tâm bảo trợ văn hoá kỹ thuật truyền thống, thực hiện nhiệm vụ trắc nghiệm khả năng tìm mộ từ xa của ông Nguyễn Văn Liên thời gian từ tháng 8-1997 đến tháng 12-1997.

Khi các nhà khoa học “soi” các nhà ngoại cảm

Một nhóm nghiên cứu được thành lập với nhiệm vụ đặt ra là trắc nghiệm khả năng tìm mộ từ xa của ông Nguyễn Văn Liên là có thật hay là sự đồn đại mê tín dị đoan. Khi kết thúc quá trình trắc nghiệm sẽ có cơ sở để kết luận và báo cáo Chính phủ.

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện nhiệm vụ với tinh thần thận trọng, nghiêm túc, xây dựng các biểu mẫu thống kê, tổ chức theo dõi quan sát, ghi chép, thu thập số liệu, dữ kiện sau đó tổng hợp phân tích, đánh giá và kết luận. Hơn 5 tháng làm việc cố gắng khẩn trương và khách quan với sự cộng tác nhiệt tình của ông Nguyễn Văn Liên.

Kết quả cuối cùng của nhóm nghiên cứu được Thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường lúc đó – ông Chu Hảo – báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong công văn 581/ QLKH ngày 12-3-1998 với một số nội dung quan trọng:

“Khả năng tìm mộ liệt sĩ thất lạc của ông Nguyễn Văn Liên là có thật; Tỷ lệ tìm thấy được mộ trong đợt trắc nghiệm tương đối cao (khoảng 70%); Trong mỗi vụ ông Liên đưa ra trung bình khoảng 40- 45 thông tin mà trong quá trình tìm mộ phải xác định đúng thông tin này. Theo tỷ lệ thống kê, tỷ lệ thông tin đúng trong từng vụ khoảng 70 -80%”.

Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường kiến nghị: “Nhà nước nên giao cho ngành Lao động – Thương binh – Xã hội tổ chức chu đáo để ông Nguyễn Văn Liên giúp nhân dân tìm kiếm hài cốt thân nhân trước hết là các liệt sĩ bị thất lạc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ”.

Xét đề nghị trên, Thủ tướng Chính phủ sau đó đã có ý kiến: “Đồng ý với đề nghị của Bộ Khoa học – Công nghệ và Môi trường về việc tiếp tục triển khai Chương trình khảo nghiệm khả năng tìm mộ từ xa bằng phương pháp ngoại cảm của ông Nguyễn Văn Liên với mức độ cao hơn…”.

Ngày 5-4-1998, Thủ tướng Phan Văn Khải nghe báo cáo và có ý kiến: “Hoan nghênh Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các cơ quan tiến hành khảo nghiệm nghiêm túc. Kết quả khảo nghiệm đáng chú ý. Hoan nghênh cố gắng tích cực của anh Nguyễn Văn Liên trong tham gia khảo nghiệm và đã giúp tìm được hài cốt nhiều liệt sĩ và thân nhân các gia đình”.

Từ kết quả được khẳng định ở giai đoạn I, khả năng đặc biệt của các nhà ngoại cảm tiếp tục được khảo nghiệm ở giai đoạn 2 với mức độ cao hơn và thêm số liệu thống kê. Giai đoạn II, đối tượng nghiên cứu còn thêm những người có năng lực chuyên môn đồng dạng với ông Nguyễn Văn Liên ( bà Nguyễn Thị Nguyện, ông Nguyễn Văn Nhã, ông Phan Văn Lập, ông Trần Văn Tìa, bà Vũ Thị Minh Nghĩa…)

Thực tế cho thấy, quy trình tiếp nhận thông tin của ông Liên và các đồng môn rất đơn giản: chỉ cần nói họ của người cần tìm mộ và quan hệ giữa người cần tìm với người đi tìm. Từ đó, những thông tin về ngôi mộ liệt sĩ thất lạc sẽ tự đến, hầu như nhà ngoại cảm không phải dò xét, không phải suy nghĩ.

Trong khi cung cấp thông tin cho thân nhân liệt sĩ, nhà ngoại cảm vẫn có thể nói sang việc khác hoặc làm việc khác xen kẽ mà không gặp trở ngại. Có nhiều ví dụ chứng minh cho khả năng đặc biệt của các nhà ngoại cảm mà nhóm nghiên cứu giai đoạn II đã mắt thấy tai nghe và ghi lại dưới đây.

Những điều tai nghe mắt thấy

Trường hợp nhà ngoại cảm khẳng định tìm được vật chứng đặc biệt: Hồ sơ mã số 1047 NTN Thông tin trước: trong mộ có 2 vòng bạc, 4 nhẫn bạc, 6 đồng tiền bằng đồng, 1 đồng tiền bằng bạc, thực tế hoàn toàn chuẩn xác.

Trường hợp tìm thấy vật chứng có tính chất khẳng định: Liệt sĩ là anh ruột của Trung tướng Trương Hữu Quốc (Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát) tìm thấy tại hầm Củ Chi, bọc nylon xanh và có tên liệt sĩ (trong danh sách 2.100 bộ hài cốt).

“Thông tin của các nhà ngoại cảm đưa ra rõ ràng dứt khoát, mang tính cá biệt cao, không mập mờ kiểu nói dựa; việc vẽ sơ đồ được tiến hành nhanh, dễ xem, dễ hiểu lại khá chính xác.”

Một trường hợp khác: Liệt sĩ Nguyễn Danh Bình (Hà Tây): theo tin của đồng đội, đã hy sinh và bị cá sấu ăn thịt; nhưng nhờ thông tin ngoại cảm đã tìm được người chôn cất liệt sĩ, tìm được cả tấm ảnh trong túi áo liệt sĩ lúc hy sinh. Bức ảnh và các bức thư đã được đưa vào Viện Khoa học Hình sự giám định.Còn nhiều ví dụ về khả năng tìm mộ đặc biệt của các nhà ngoại cảm mà trong khuôn khổ bài viết này không thể liệt kê hết.

Các nhà ngoại cảm nói chính xác đến mức không ít người nghi ngờ họ đã dùng “thủ đoạn”: Đến trước từng nghĩa trang, từng địa phương để ghi chép, điều tra địa hình; việc chỉnh mộ bằng điện thoại là do chân gỗ đi theo từng gia đình để điện thoại báo trước cho nhà ngoại cảm.

Có hay không thủ đoạn đó… ?

Cuộc kiếm tìm kỳ lạ ở trường Bách khoa

– 7 giờ tối ngày 23-6-1997, hàng trăm người dân phường Bách Khoa, trong đó có nhiều giáo sư, tiến sỹ trường Đại học Bách khoa đã chứng kiến cuộc điện đàm bằng điện thoại di động giữa ông Bùi Văn Sướng, con trai Liệt sỹ Bùi Văn Thịnh và nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên đang ở Hải Dương cách Hà Nội 54 km.

Ông Bùi Văn Sướng (cầm ô bìa phải) theo dõi quá trình tìm hài cốt.

Ông Liên xác định chính xác từng chi tiết nơi chôn của Liệt sỹ Bùi Văn Thịnh. Và những gì diễn ra sau đó khiến tất cả ngỡ ngàng…

Hội nghị đặc biệt theo dõi nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên thể hiện khả năng tìm mộ ngay tại hội trường, theo yêu cầu của bất kỳ ai. Một người đứng lên yêu cầu ban tổ chức cho phép ông Liên chỉ dẫn tìm hài cốt người anh ruột của ông hy sinh trong một cuộc chiến đấu tại tây nam tỉnh Ninh Bình năm 1953. Nguyễn Văn Liên chưa hề đặt chân tới Ninh Bình nhưng ngay lập tức đã dựng lên sơ đồ mộ chí.

Các thông tin do Nguyễn Văn Liên nói ra đã được vị đại biểu xác nhận là chính xác: “Liệt sỹ là con trai trưởng, chưa lập gia đình; liệt sỹ ở đơn vị trung đội 115, sư đoàn 320; Liệt sỹ đã bị thương lần đầu tiên vào tháng 6 -1953. Đến cuối 1953 thì hy sinh trong một trận đánh chiếm quả đồi do quân Pháp đóng giữ; Khi hy sinh, liệt sỹ nằm trong tư thế nằm nghiêng, tay trái bó thẳng, đặt trên tấm cánh cửa của một nhà giàu trong vùng. Hai người khiêng đến nay còn sống, là bà Mè và ông Thuận. Ông Thuận 76 tuổi, có hai vợ con”.

Dự đoán của nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên quá tỉ mỉ, chi tiết như ông đã tận mắt chứng kiến. Ít lâu sau vị đại biểu kia lên đường đi tìm mộ theo sơ đồ chỉ dẫn của ông Liên. Thực tế diễn ra đúng như lời dự đoán của nhà ngoại cảm này!

Ngay tại hội nghị, mọi người đã nghe tiến sỹ Bùi Văn Sướng – Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải kể lại chuyện tìm được di hài thân phụ của ông mất tích đã hơn 50 năm trong một cuộc vượt ngục ở Hỏa Lò theo sự chỉ dẫn của ông Nguyễn Văn Liên.

Cuộc điện đàm gây kinh ngạc

7 giờ tối ngày 23-6-1997, hàng trăm người dân phường Bách Khoa trong đó có nhiều giáo sư, tiến sỹ trường Đại học Bách khoa đã chứng kiến cuộc điện đàm bằng điện thoại di động giữa ông Bùi Văn Sướng, con trai Liệt sỹ Bùi Văn Thịnh và nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên đang ở Hải Dương cách Hà Nội 54 km. Ông Liên đã xác định chính xác từng chi tiết nơi chôn của Liệt sỹ Bùi Văn Thịnh.

Trong khi xếp xương cốt vào trong tiểu, ông Sướng gọi điện thoại cho ông Liên: “Anh Liên ơi, tôi đã tìm thấy quan tài của bố tôi rồi, anh cho biết tôi phải làm gì bây giờ”. “Ông đang xếp xương của cụ vào tiểu rồi, ông còn hỏi gì nữa”, Nguyễn Văn Liên trả lời rồi nói tiếp: “Nhưng cánh thợ đã làm vỡ một mảnh xương sọ của cụ, bằng đít cái thìa, ông cho con cháu xuống tìm ở gần giữa huyệt sẽ thấy”.

Lập tức mấy đứa cháu lội xuống và mò ngay thấy mảnh xương lắp vào đúng vết vỡ trên sọ ông cụ.

“Có đúng mộ cụ nằm chéo góc với đường thoát nước nhưng song song với đường đất bên cạnh phải không?”. Mọi người có mặt đều nhìn thấy điều đó nhưng anh Sướng nói chệch đi: Ở đây chỉ có đường nhựa chứ không có đường đất”. Câu trả lời: “Tôi đánh cuộc với ông đấy. Đây là đường đá gạch lổn nhổn chứ không có đường nhựa”.

Sự thật đúng như vậy. Đó chính là con đường nối nhà C và nhà D trong trường Bách khoa.

Cuộc tìm kiếm 40 năm

Cụ Bùi Văn Thịnh (bí danh Thơ Lam) quê xã Gia Trấn, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, tham gia Cách mạng đồng chí hội từ trước năm 1930. Năm 1931, ông bị địch bắt giam ở nhà tù Sơn La, rồi Hỏa Lò. Đầu năm 1935 do phong trào đấu tranh dân chủ, thực dân Pháp phải cho ông ra tù và quản thúc tại địa phương.

Đầu năm 1943 ông bị địch bắt lại. Sau khi địch biết một số tù chính trị vượt ngục bằng đường ngầm từ phòng giam của ông, chúng tra tấn ông đến chết. Chính các đồng chí còn lại trong tù mang ông chôn ở khu nghĩa trang Bạch Mai gần Đông Dương học xá cũ, tức trường Bách khoa ngày nay.

Suốt 40 năm, khi đã khôn lớn, với một tâm linh trong sáng, ông Bùi Văn Sướng đã bằng mọi cách đi tìm hài cốt cha mình nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Đang lúc buồn, ông Sướng đọc được bài báo của tác giả Phạm Quang Đẩu đăng trên tờ Thế Giới Mới ngày 12-5-1997 giới thiệu “Nguyễn Văn Liên – một khả năng ngoại cảm đặc sắc”.

Sau đó ông Sướng đã tiếp cận được với Nguyễn Văn Liên vào tối 10-6-1997. Ngay đêm gặp gỡ tại nhà ông Liên, mới chỉ nói tên bố, nhà ngoại cảm này đã lấy giấy bút vẽ ngay bản đồ nơi chôn Liệt sỹ Bùi Văn Thịnh.

Ông Liên khẳng định: “Theo bản đồ, hài cốt đặt tại bãi có cây lá nhỏ hoa đuôi vàng, sát tường bờ dậu. Nằm cạnh một cống ngầm thoát nước ở độ sâu 1,75m. Phần mộ trông ra đầu sân vận động, dãy nhà C, tháp nước, chợ Bách Khoa, đối diện nhà bà Hòa và cách miệng hố bom từ 13 đến 19m. Ông phải tìm ngay đi, nếu để muộn công trường người ta xây nhà lên sẽ không tìm được nữa đâu”.

Cầm tấm bản đồ, ở góc ký tự rất lạ, lòng đầy nghi hoặc, ông Sướng nhờ Công an phường Bách khoa xác định tọa độ. Thật bất ngờ, tất cả đều đúng.

Trường Bách khoa đã xây cất biết bao nhiêu nhà, vậy mà vẫn còn một bãi đất trống trông ra sân vận động, tháp nước cũ kỹ… Đo từ vị trí đặt mộ đến miệng hố bom (hãy còn dấu tích) được 13,5m. Nơi đây, một công ty xây dựng của Sở nhà đất đang khoan nhồi để xây trụ sở phường. Từng đống bê tông ngổn ngang, hàng rào lưới thép bao quanh.

Điều đặc biệt lý thú là ông Sướng đã nhận ra hướng đường cống thoát nước ngầm từ sân vận động, nơi năm 1958 ông và các sinh viên khoa xây dựng trường Đại học Bách khoa đã làm dấu khi từ công trường Bắc Hưng Hải về.

Sau khi thực sự tin tưởng, được sự giúp đỡ của phường Bách Khoa, 7 giờ sáng chủ nhật 22-6-1997, gia đình đã tổ chức khai quật phần mộ của Liệt sỹ Bùi Văn Thịnh. Đến 12 giờ trưa đã đào trúng cống thoát nước cách mặt đất khoảng 70 cm. Kiên trì đào trên diện rộng 6m2, đến 4 giờ chiều hôm sau thì phát hiện quan tài nằm dưới ống cống, song song với con đường nối nhà C và nhà D.

Có đúng hài cốt liệt sỹ Bùi Văn Thịnh?

Việc tìm thấy quan tài ở đúng vị trí mà Nguyễn Văn Liên xác lập trên bản đồ đã nhanh chóng lan truyền trong ngành giao thông vận tải, trong phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Nhưng một câu hỏi đặt ra: liệu có đúng là hài cốt liệt sỹ Bùi Văn Thịnh trong khi ta chưa có điều kiện giám định gen?

“Anh Liên ơi, thế trong mộ còn gì nữa?”. “Có một đôi dép nhưng chỉ còn quai, đế mục rồi”. “Đúng thế!”. Ông Liên nói tiếp: “Quan tài làm bằng gỗ vối đã mục, ông xem các mảnh mà các cháu vớt lên có đúng mùi thơm không?”.

Nhiều người xô đến, người cầm, người đưa lên mũi ngửi. Quả thực có mùi thơm của gỗ vối.

Tuy nhiên, ngay sau khi tìm thấy hài cốt, các nhà khoa học đã bằng kinh nghiệm tiến hành thí nghiệm ngay để xác định quan hệ huyết thống.

Giáo sư – Tiến sỹ Lã Ngọc Khuê – thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã lấy máu ở tay ông Sướng nhỏ giọt trên xương ống. Giọt máu vo tròn không lan tỏa. Tiếp tục nhỏ máu vào các mảnh xương khác không trơn láng. Máu bị hút hết vào trong không còn vết tích.

Còn một chi tiết nữa, ông Sướng kể: “Hồi bé tớ thường nằm trên bụng bố, tay mân mê nghịch chiếc răng bạc của ông”. Trong hài cốt Liệt sỹ Bùi Văn Thịnh, đã tìm thấy chiếc răng bạc.

Lại nữa, khi còn sống, tướng Đinh Đức Thiện người cùng bị tù, chứng kiến cái chết có lần đã kể với ông Sướng: “Người cai ngục khi chôn bố cháu đã ném vào quan tài một viên đạn để gia đình sau này biết mà tìm”. Cuộc khai quật ngày 23-6 cũng tìm thấy viên đạn nói trên! Như vậy “nhân chứng, vật chứng” đã đầy đủ và có thể kết luận: đã tìm thấy hài cốt liệt sỹ Bùi Văn Thịnh sau 52 năm hy sinh giữa lòng Thủ đô.

Khả năng đặc biệt của Nguyễn Văn Liên đã giúp tìm hàng ngàn ngôi mộ liệt sỹ bị thất lạc. Trong rất nhiều lá thư cảm ơn Nguyễn Văn Liên của thân nhân gia đình liệt sỹ, có lá thư của bà Nguyễn Thị Bình – lúc đó là Phó Chủ tịch nước…

Tố Linh – nguyenngochoai.vn | Theo UIA

Người thợ dầu khí và cuộc tìm mộ liệt sĩ kỳ diệu

Nguyễn Văn Minh – Báo Quân đội nhân dân
Thư mục: Phóng sự – Ký sự Nguyễn Văn Minh
(Nguồn: http://vn.360plus.yahoo.com/nguyenvanminh_qdnd

[url=http://www.upanh.com/upanh_nha_ngoai_cam_nguyen_ngoc_hoai_va_liet_si_le_/v/dnbfcc1k4fj.htm][img]http://ni9.upanh.com/b6.s3.d2/25fae40828c378aa9f108e0ebaf3760e_41027829.nhangoaicamnguyenngochoaivaliets.png[/img][/url]
[center]Liệt sĩ Đặc công Lê Hồng Phong – Sn 1949 – Quê quán xã Liên Phương huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ
Hy sinh tại mặt trận phía Nam.
Thi hài được chôn cất ở nghĩa trang gần mặt trận.
Đơn vị: C16 – D200C – QK6[/center]
Tình cờ trong chuyến công tác cùng các cựu chiến binh tiểu đoàn đặc công D200c (Quân khu 6) vào Lâm Đồng, Vũng Tàu, Bình Thuận, tôi đã gặp anh Lê Huy Minh, công nhân dầu khí và được nghe, được chứng kiến cuộc tìm kiếm mộ liệt sĩ người anh trai anh, liệt sĩ Lê Hồng Phong. Sau cuộc tìm kiếm này là một câu chuyện ly kỳ, một trận đánh bi tráng tại chi khu Ma Lâm (Hàm Thuận Bắc – Bình Thuận) – một câu chuyện hoàn toàn có thật mà tôi sẽ có dịp chia sẻ cùng bạn đọc tới đây…(Nguyễn Văn Minh)

I.SƠ LƯỢC VỀ GIA ĐÌNH LIỆT SĨ LÊ HỒNG PHONG

[url=http://www.upanh.com/upanh_tim_thay__27_liet_si_nha_ngoai_cam_nguyen_ngo/v/4nh78vdx2zs.htm][img]http://ni9.upanh.com/b3.s24.d2/9fc3b084b8c83a81932a531a2fd36997_40857339.timthay27lietsinhangoaicamnguyen.png[/img][/url]

Quê hương tôi vùng trung du Bắc Bộ, Tỉnh tôi là một tỉnh thuộc diện nghèo của vùng trung du, nhưng người dân quê tôi thì rất giàu tình thân ái, yêu nước, luôn tự hào mình là dân của vùng đất mà từ khi khai thiên lập địa các Vua Hùng đã chọn nơi này, là nơi mà Tổ Mẫu Âu Cơ chọn làm vị trí chia tay với các con cháu để về trời.
Gia đình tôi ở xã Liên Phương huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ, ngày xưa khi anh em chúng tôi đứa đã sinh ra, đứa chưa sinh thì bà nội chúng tôi đã nuôi giấu cán bộ cách mạng vượt ngục từ nhà tù Sơn La về xây dựng chiến chiến khu Hiền Lương.
Bố tôi, người thanh niên yêu nước đã tham gia hoạt động cách mạng từ thời tiền khởi nghĩa, hòa bình lập lại ở miền Bắc, bố tôi từng giữ những chức vụ quan trọng của tỉnh Phú Thọ như Trưởng ty Thủy Lợi, Trưởng ty Công An Tỉnh, sau vì sức khỏe yếu bố tôi được Đảng và Nhà nước cho về nghỉ hưu.
Mẹ tôi một hình tượng tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam giỏi việc nước đảm việc nhà, thay chồng nuôi dạy con cái để bố tôi yên tâm công tác.
Bố mẹ tôi sinh được 04 người con:
– Anh cả tôi: Lê Huy Mịch sinh năm 1941
– Chị gái tôi: Lê Thị Kim Trang sinh năm 1945
– Anh tôi: Liệt sỹ Lê Hồng Phong sinh năm 1949
– Còn tôi bé nhất là Lê Huy Minh sinh năm 1957.
Theo tiếng gọi của Đảng, phát huy truyền thống của gia đình khi tổ quốc bị xâm lăng, anh tôi mà sau này là liệt sỹ Lê Hồng Phong đã trích máu từ trái tim mình viết đơn tình nguyện gia nhập vào quân đội nhân dân Việt Nam để đánh Mỹ xâm lược. Lúc đó anh tôi đang học lớp 10 và gần tròn 18 tuổi.
Ngày 23/3/1967 ước mơ của anh tôi được toại nguyện, anh lên đường nhập ngũ, khi ấy tôi vừa tròn 10 tuổi. Hình ảnh anh tôi mặc bộ quân phục mới toanh trông rất oai phong lẫm liệt còn khắc ghi mãi trong trái tim tôi, ngày đó tôi ước gì mình cũng lớn như anh ấy để được mặc quân phục như anh đi đánh Mỹ.
Bố tôi khi tiễn anh lên đường ông đã làm bốn câu thơ tặng anh mà đến bây giờ tôi vẫn nhớ như in trong đầu:
“Hoa xuân đang độ thắm nồng
Nước non điệp điệp trùng trùng gần xa
Tháng ba, sáu bảy, hai ba.
Gác tình lưu luyến con ra diệt thù”.

[url=http://www.upanh.com/upanh_truy_dieu_27_liet_si_nha_ngoai_cam_nguyen_ngo/v/3nhd9v7xcsp.htm][img]http://ni5.upanh.com/b3.s24.d1/978f7341db3f76ed66352f24c328739d_40857345.truydieu27lietsinhangoaicamnguye.png[/img][/url]

Thế là anh tôi đã trở thành bộ đội cụ Hồ, anh được tuyển chọn vào đội quân tinh nhuệ của bộ đội ta lúc bấy giờ đó là Binh chủng Đặc công, thời đó nghe đến Binh chủng Đặc công mọi người đều kính nể vì các chiến công lừng lẫy của các anh. Huấn luyện được một thời gian, tôi không nhớ là bao lâu thì anh được về phép thăm nhà khoảng một tuần trước khi lên đường đi B (tức là vào Nam ).
Anh về cả nhà tôi vui mừng, bố mẹ tôi như trẻ lại nhưng đối với tôi mừng nhất là được nhà trường cho nghỉ học để ở nhà chơi với anh, là em út nên đi đâu anh cũng cho tôi đi theo. Nhìn anh chững chạc hơn nhiều so với lúc anh còn ở nhà. Đó là nghe mọi người nói vậy chứ tôi thì có biết gì đâu, chỉ đòi theo anh để học võ vì lính đặc công là giỏi võ lắm. Bố mẹ tôi tự hào và hài lòng về anh, tình cảm gia đình tôi lúc đó không có ngòi bút nào có thể tả hết được, vừa tự hào vừa hãnh diện vì có anh song cũng vừa lo âu vừa thương nhớ anh. Tự hào hãnh diện vì có người con đứng trong hàng ngũ tiên phong của quân đội bảo vệ đất nước giải phóng dân tộc, lo âu thương nhớ vì anh mới 18 tuổi, đi chiến trường thì bao nhiêu là gian truân vất vả, nơi hòn tên mũi đạn của quân thù, thương anh phải xa gia đình quê hương làng xóm.
Thời gian nghỉ phép thăm gia đình qua nhanh, anh tôi gác lại tình cảm lưu luyến của bố mẹ, anh chị em, bà con làng xóm trở lại đơn vị làm nhiệm vụ lên đường vào Nam chiến đấu đánh đuổi quân Mỹ xâm lăng. Tôi nhớ thời gian sau đó hầu như tháng nào nhà tôi cũng có thư của anh, thư tuy không dài vì viết vội trên đường hành quân nhưng anh báo về sức khỏe của anh rất tốt và không quên nhắn nhủ bố mẹ giữ gìn sức khỏe, anh,chị công tác tốt và tôi em út phải chăm ngoan và học giỏi, hẹn ngày chiến thắng anh sẽ về và mua quà cho tôi. Lá thư cuối cùng gia đình tôi nhận được của anh là tháng 4/1968, thư viết từ đầu tháng 3 trong thư anh nói là đã đến Quảng Bình, từ đây việc liên lạc sẽ khó khăn nên sẽ ít có thư về, gia đình đừng mong tin anh nhiều, nếu có điều kiện anh sẽ viết thư về và anh cũng không quên động viên bố mẹ ở nhà sống vui vẻ, chúc bố mẹ nhiều sức khỏe chờ tin chiến thắng của anh, hẹn ngày thống nhất anh sẽ trở về bên bố mẹ và gia đình.
Từ đó gia đình không còn nhận đựơc tin tức của anh nữa. Cuối năm 1968 anh cả tôi đang là công nhân viên cũng lên đường nhập ngũ, song đến 1972 thì anh tôi xuất ngũ vì lí do sức khỏe không còn đủ để phục vụ quân đội. Vì lí do sức khỏe và gia đình (anh tôi đã có vợ và ba con nhỏ) nên anh tôi cũng không đi làm công nhân nữa mà trở về quê làm nông nghiệp ở quê hương.
Chị gái tôi cũng là công nhân, nhưng chị tôi kém may mắn hơn người, chị tôi thường xuyên bị bệnh tật nên khi giặc Mỹ leo thang oanh tạc miền Bắc, các cơ quan, xí nghiệp phải đi sơ tán, chị tôi không thể theo cơ quan được nữa và xin về mất sức ở với bố mẹ. Khi tôi lập gia đình thì chị ở với vợ chồng tôi (vì chị tôi không lập gia đình). Còn tôi được bố mẹ cho ăn học ở các trường cấp 1, 2 và đang học dở cấp 3 thì tôi được Đảng và Nhà nước cho đi học nghề ở Tiệp Khắc. Trong khi đang học ở nước ngoài thì được tin đất nước ta được hoàn toàn giải phóng. Tôi vội viết thư về nhà hỏi tin tức của anh tôi nhưng bố tôi viết thư sang nói là vẫn chưa có tin tức gì của anh tôi cả, có thể anh tôi vẫn còn làm nhiệm vụ đặc biệt nào đó nên chưa thể đưa tin về gia đình được. Cuối năm 1975 tôi nhận được thư của bạn bè tôi ở nhà gửi sang báo tin anh tôi đã hy sinh rồi. Nhận được tin này tôi buồn lắm, bố mẹ tôi mất đi một người con trung hiếu, tôi mất đi một người anh yêu quí, nhân hậu, dòng họ nhà tôi mất đi một chàng trai nhanh nhẹn có tài có đức Tổ quốc mất đi một công dân yêu nước.
Mất anh rồi tự nhủ lòng mình sống sao cho xứng với sự hy sinh của anh, sẽ thay anh chăm sóc bố mẹ già, chị yếu đau và làm tròn bổn phận với dòng họ.
Năm 1978 tôi ra trường và trở về tổ quốc, rất vui mừng được gặp bố mẹ, anh, chị và các cháu. Song nỗi buồn không thể quên là tôi đã mất một người anh, tôi luôn tự hỏi anh tôi hy sinh vì dân vì nước, nhưng anh hy sinh ở đâu, thi thể anh có được chôn cất tử tế hay không? Tôi và gia đình muốn đi tìm ngay phần mộ của anh để chôn cất anh theo phong tục quê nhà.

II. HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM HÀI CỐT LIỆT SĨ LÊ HỒNG PHONG

[url=http://www.upanh.com/upanh_dua_ls_le_hong_phong_ngoai_cam_nguyen_ngoc_ho/v/0nhcavcx9en.htm][img]http://ni0.upanh.com/b1.s25.d1/517a6d96d7acb879dc0623e1ce7c86de_40857310.dualslehongphongngoaicamnguyenng.png[/img][/url]

Nhưng tôi biết tìm mộ anh tôi ở đâu? Khi mà tôi đi gõ của của các cơ quan chức năng thì chỉ nhận được câu trả lời là “Điều kiện chiến tranh mong anh và gia đình thông cảm”.
Thế rồi bố mẹ, anh, chị tôi lần lượt ra đi. Trước khi nhắm mắt xuôi tay bố mẹ tôi đều trăn trối lại cho tôi “Còn sống con hãy cố gắng đi tìm hài cốt của anh con về đặt gần bên bố mẹ cho vong hồn anh con được ấm áp, khi còn sống anh con không được ở gần bố mẹ thì ở dưới suối vàng bố mẹ mong được ở gần anh con”. Thời gian cứ thế trôi đi, tôi lập gia đình và sinh con, cuộc sống quấn theo dòng chảy. Do yêu cầu công tác vợ chồng tôi phải chuyển vào thành phố Vũng Tàu sinh sống và làm việc.
Thực sự từ năm 2000 trở về trước điều kiện và kinh tế để đi tìm mộ của anh tôi quả là khó khăn, ngoài khả năng của chúng tôi quả đúng như lời các cụ xưa nói “lực bất tòng tâm”.
Đầu năm 2002 tôi tìm được anh thương binh tên là Phạm Ngọc Các, anh Các ở cách nhà tôi chừng 20 km là người cùng nhập ngũ một ngày với anh tôi, cùng đi B một ngày. Nói chung là anh cùng sống với anh tôi từ lúc đi bộ đội cho đến lúc nhìn thấy anh tôi hy sinh. Tin tức của anh Các cho tôi biết cũng chỉ giúp được phần nào, bởi thời gian đi qua đã khá lâu mà vật đổi sao dời, thậm chí tên địa phương hồi đó anh ở rừng về nên không biết rõ chính xác. Anh nói anh tôi hy sinh ở chi khu Mai Lâm gần ga Mường Mán mà trên thực tế tôi đi tìm hiểu thì hai địa phương đó cách nhau khoảng 30 km. và cũng không có chi khu Mai Lâm mà chỉ có đồn Thiện giáo ở thị tứ Ma Lâm.
Tia hy vọng tìm hài cốt của anh tôi như ngọn đèn leo lét trước gió. Cầm tờ giấy báo tử của anh trên tay tôi càng thất vọng khi chỉ có vài dòng đơn giản:
Hy sinh tại mặt trận phía Nam .
Thi hài được chôn cất ở nghĩa trang gần mặt trận.
Đơn vị: C16 – D200C – QK6.
Tôi biết mặt trận phía Nam là ở đâu? Nghĩa trang gần mặt trận là nghĩa trang nào? Trên mộ trí của anh tôi có ghi tên tuổi quê quán hay không? QK6 gồm bao nhiêu tỉnh và bao nhiêu mặt trận? Bao nhiêu câu hỏi đặt ra nhưng chẳng có câu trả lời nào, thật là tuyệt vọng!
Đầu năm 2007 loạt bài viết về tìm mộ liệt sĩ nhờ các nhà ngoại cảm trên báo An ninh làm xôn xao bạn đọc với nhiều tình tiết đặc biệt. Trước đây tôi cũng đã từng nghe nói đến một số hiện tượng lạ nhưng không được chứng kiến thực tế nên không có lòng tin về vấn đề này. Sau đó tôi có lên mạng và tìm hiểu được thêm một số thông tin của các nhà ngoại cảm và có cả số điện thoại, tôi có ghi số máy của một số nhà ngoại cảm này song chắc là không duyên nên không được gặp nhà ngoại cảm nào cả. Duy nhất một lần gặp được nhà ngoại cảm Trần Văn Tía, ông khuyên nên tâm niệm, hương hoa, một thời gian rồi hãy tiến hành tìm kiếm, hiện tại ông rất bận nên chưa có điền kiện giúp được.
Tháng 10/2007 cô Bùi Thị Thu Hằng quê ở Thái Bình nhưng đang sinh sống và làm việc tại Vũng Tàu và là hàng xóm của gia đình tôi đã tìm thấy mộ phần của chú ruột là liệt sỹ Bùi Đình Toán hy sinh năm 1965 tại Khánh Hòa hiện đang an táng tại nghĩa trang Cam Ranh trong khu mộ những liệt sỹ chưa biết tên đồng thời tìm được ông chú ruột bị thất lạc khi mới 08 tháng tuổi nhờ tài năng đặc biệt của nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài.Chúng tôi đến chia vui với gia đình cô, thật là hạnh phúc khi nhà cô vừa tìm được người sống bị thất lạc lại vừa tìm được hài cốt của liệt sỹ đã hy sinh từ năm 1965, đúng là một kỳ tích hiếm có. Nghe kể chuyện xong vợ chồng tôi xin địa chỉ và số điện thoại của nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài. Hy vọng tìm được hài cốt của anh tôi lại bùng lên trong tôi, mặc dù chúng tôi chưa được gặp trực tiếp nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài.

[url=http://www.upanh.com/upanh_tim_thay__27_liet_si_nha_ngoai_cam_nguyen_ngo/v/dnh2evaxaef.htm][img]http://ni6.upanh.com/b1.s13.d3/53057a65f57548f898287cf16fccd48d_40857326.timthay27lietsinhangoaicamnguyen.png[/img][/url]

III. NHẬT KÝ ĐI TÌM HÀI CỐT LIỆT SĨ LÊ HỒNG PHONG
Ngày 07/11/2007(28/9 Đinh Hợi) vợ chồng tôi ra Hà Nội tìm gặp nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài, tại số 1 Đông Tác – Kim Liên – Đống Đa – Hà Nội.
Sau khi nghe trình bày và đề nghị xin được giúp đỡ chị Hoài trả lời: “Hiện nay có rất nhiều thân nhân liệt sĩ muốn tìm hài cốt của người thân qua các nhà ngoại cảm cho nên anh và gia đình hãy đăng ký với Trung tâm chờ đến lượt, Trung tâm sẽ thông báo cho anh biết lúc đó anh đến em sẽ giúp đỡ”.
Hai vợ chồng tôi cố năn nỉ và thuyết phục chị Hoài vì chúng tôi ở rất xa mãi tận Vũng Tàu ra, đi lại tuy không khó khăn nhưng cũng vất vả, hơn nữa vợ chồng tôi đều là công nhân viên chức nhà nước nên thời gian rất hạn hẹp mong chị cố gắng tạo điều kiện giúp đỡ, phần nữa đã gần 40 năm gia đình tôi đã nhiều lần đi tìm kiếm nhưng chưa có kết quả gì. Nay trong gia đình tôi chỉ còn duy nhất vợ chồng tôi có điều kiện để đi tìm anh tôi. Nghe xong chị Hoài đồng ý giúp đỡ vợ chồng tôi, cho vợ chồng tôi được phép ngồi áp vong ngay chiều hôm đó, tại số 01 Đông Tác. Suốt buổi chiều vợ chồng tôi ngồi áp vong cùng một số gia đình đăng ký đã đến lượt, mọi người đều toại nguyện là gặp vong của nhà mình riêng nhà tôi không có kết quả. Hết giờ làm việc chị Hoài hỏi vợ chồng tôi nghỉ ở đâu? Tôi nói từ đây về quê tôi 170 km, công việc thì chưa có kết quả chắc chúng tôi đi thuê nhà nghỉ ngày mai xin được tiếp tục. Nghe vậy chị nói chỗ nhà em đang ở nhờ rất rộng rãi anh chị có thể về đó nghỉ ngơi tối đến nếu có cơ duyên thì em sẽ giúp anh chị. Chúng tôi mừng quá vội vàng đi cùng chị về nhà, sau bữa cơm tối và tắm rửa xong ngồi uống nước, chị nói: “Anh chị chuẩn bị đi, em sẽ vận dụng khả năng của mình để đối thoại với vong linh liệt sỹ nhà anh”. Sau một lúc tĩnh tâm chị Hoài tay cầm bút ghi lại những gì chị đã nghe được khi đối thoại với vong của liệt sỹ. Vong của anh tôi cho biết mọi thông tin về gia đình, về bản thân anh, anh đi bộ đội cùng với ai? Hiện nay người này sống ở đâu anh đều biết rõ. Ai là người biết anh hy sinh như thế nào, hy sinh ở khu vực nào, nếu tìm được người tên là Nhiễm, Diễn hay là Nguyễn gì đó (do chị Hoài không nghe được rõ) người này sẽ biết chính xác hơn “Sau này khi đến Ma Lâm tôi mới gặp ông Diễm, chính ông là người cho tôi biết những thông tin quan trọngthời kỳ tháng 03/1969 ” và anh còn cho biết sau khi hy sinh thi thể của anh cùng nhiều đồng đội khác bị phía bên kia gom về sào huyệt của chúng như thế nào? Anh và đồng đội anh không được chôn cất theo phong tục Việt Nam mà bị vùi lấp trong một hố sâu cho đến bây giờ vẫn chưa được quy tập về nghĩa trang. Khi đề cập đến vấn đề hài cốt của anh, anh trả lời việc tìm kiếm là cực kì khó khăn,vất vả đã gần 40 năm nằm bên đồng đội, hiện hài cốt đã dần dần trở về cát bụi nên đừng đi tìm nữa.
Tuy biết được những thông tin như vậy nhưng vợ chồng tôi vẫn quyết tâm tìm kiếm bằng được nơi anh nằm để đưa anh về quê hương dù chỉ là nắm đất. Buổi chiều, ở chỗ áp vong tôi thấy các gia đình đều có bốn năm người nên có kết quả, còn gia đình tôi chỉ có hai vợ chồng nghĩ vậy nên tôi gọi điện về quê cho hai đứa cháu ruột và hai đứa em con cô con chú ruột tôi xuống Hà Nội để giúp tôi ngồi áp vong.

[url=http://www.upanh.com/upanh_truy_dieu_27_liet_si_nha_ngoai_cam_nguyen_ngo/v/7nhdcv3x0sw.htm][img]http://ni8.upanh.com/b2.s15.d1/8df004c3500d81700a2846c84ec7b7e0_40857358.truydieu27lietsinhangoaicamnguye.png[/img][/url]

Ngày 8/11/2007(29/9 Đinh Hợi) buổi sáng hai vợ chồng tôi đi cùng chị Hoài xuống cơ quan (số 01 Đông Tác) để áp vong, cũng như chiều hôm trước vợ chồng tôi không đạt kết quả gì. Buổi chiều sau khi tăng cường lực lượng hai vợ chồng tôi, hai đứa em, hai đứa cháu cùng ngồi để mong vong anh tôi về cho biết thông tin nhưng cuối cùng cả gia đình tôi đều thất vọng vì không đạt kết quả gì. Chị Hoài động viên chúng tôi: “Anh chị cứ bình tĩnh bởi liệt sĩ nhà anh rất trầm tính và rất hiền hậu, anh ấy chắc không muốn anh chị vất vả, tốn kém nên không cho thông tin anh chị cứ về chịu khó hương đèn khấn anh ấy chắc anh sẽ động lòng và cho anh chị thông tin thôi”. Chúng tôi cảm ơn chị Hoài, hẹn chị vài ngày sau gặp lại và thuê xe về quê ngay lúc đó. Về quê mà trong lòng tôi không yên, bao nhiêu ý nghĩ trong đầu xáo trộn.
Ngày 10/11/2007(1/10 Đinh Hợi) vợ chồng tôi xuống xã Lang Sơn cách nhà tôi khoảng 20km nơi anh thương binh Phạm Ngọc Các đang sinh sống, gặp anh, nhìn thấy anh tuy là thương binh nhưng anh còn sống trở về còn anh tôi… nước mắt tôi tự rơi, trong đầu tôi tự hỏi sao anh tôi không trở về dù anh có bị làm sao thì gia đình tôi vẫn hạnh phúc vô cùng, ý nghĩ đó lại càng thôi thúc tôi đi tìm anh. Tôi có trao đổi với anh Các một số thông tin mà nhà ngoại cảm cung cấp, anh Các xác nhận và anh cũng nói: “Điều kiện chiến trường lúc bấy giờ làm sao khác được anh cũng đau lòng lắm em ạ”. Anh không dám nói sợ tôi buồn nhưng sau cùng thì anh cũng nói thật: “Đi tìm Phong thực sự là đi tìm kim đáy biển lính đặc công vào trận không quần, không áo, không giấy tờ khi hy sinh dù bên ta hay bên địch chôn cất hay vùi lấp thì cũng chỉ là xác chết không danh tính”. Nghe nói vậy tôi càng buồn, càng buồn lại càng quyết tâm đi tìm anh tôi bằng được. Chia tay anh Các, vợ chồng tôi ra về. Về nhà ngồi tập hợp được thông tin mà tôi đã tìm được qua nhà ngoại cảm và qua anh Các quy thành một mối và suy nghĩ xem mình bắt đầu đi từ đâu và nhờ nhà ngoại cảm như thế nào để đỡ mất thời gian của nhà ngoại cảm mà lại hiệu quả nhất cho mình.
Ngày 13/11/2007 (ngày 4/10 Đinh Hợi) vợ chồng tôi cùng vợ chồng đứa cháu ruột lại xuống Hà Nội để gặp nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài ở số 01 Đông Tác xin ngồi áp vong mong mỏi gặp vong của anh tôi. Nhưng buổi sáng hôm đó không gặp được chị Hoài, ở đó chúng tôi gặp một người tên là Hưu bà nói tôi cũng là Nhà ngoại cảm đây, cô Hoài bận việc khác không đến làm việc, tôi thay cô ấy và bà đồng ý cho chúng tôi ngồi áp vong. Ngồi từ 7giờ 30 đến 10 giờ không đạt được kết quả gì, tôi nhờ bà giúp đỡ, bà nhận lời và ngồi xuống, chỉ chưa đầy một phút người bà lắc lư, bà nói với chúng tôi liệt sỹ đã nhập vào tôi rồi các anh, các chị hỏi đi. Các cháu tôi hỏi chú ơi ngày chú hy sinh có phải là ngày mà chú, cháu con vẫn làm giỗ cho chú không?. Bà lắc đầu trả lời: “ Không, không đúng”. Tôi hỏi vậy ngày anh hy sinh là ngày nào? Bà không trả lời, cháu tôi hỏi vậy chú hy sinh ngày 01/03 à? bà lắc đầu cháu tôi hỏi tiếp đến ngày 16/03 thì bà gật đầu.Vợ tôi hỏi thêm một số thông tin khác về gia đình, nhà cửa bà đều trả lời chôi chảy nhưng chẳng chính xác được phần trăm nào cả, trả lời theo kiểu:“Nhà anh cửa nhìn ra cổng, nóc chổng lên trời”. Chúng tôi quá thất vọng về nhà ngoại cảm này, thậm trí tôi nghi ngờ cả Liên hiệp khoa học UIA, nghi ngờ cả chị Hoài. Buổi chiều hôm ấy chúng tôi không đến ngồi áp vong nữa, tôi thầm nghĩ ‘xin lỗi quí cơ quan và chị Hoài’, cơ quan UIA chỉ là hư danh vậy thôi sao? Liên hiệp khoa học, trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, mà có những Nhà ngoại cảm như bà Hưu???.Một Nhà ngoại cảm“tài ba” chỉ một phút mà vong đã nhập ngay vào bà, bà có trình độ “tuyệt kỹ” vừa cho vong nhập vào mình vừa tỉnh táo hướng dẫn cho thân nhân vong cách hỏi và nói chuyện với vong. Không biết tôi nói kiểu vong nhập như bà Hưu là lừa đảo có đúng không? Nếu cứ gặp ngoại cảm kiểu bà Hưu này thì chẳng mang lại kết quả gì mà còn bị“tiền mất tật mang”nữa là khác. Đang có niền tin, hy vọng tìm mộ anh mình, gặp bà Hưu làm cho tôi nhụt mất một phần ý trí. Sau này khi công việc tìm mộ liệt sỹ của gia đình tôi thành công mỹ mãn ngồi viết bài này tôi vẫn thầm mong các gia đình thân nhân liệt sỹ đến áp vong ở 01 Đông Tác không phải gặp bà “ngoại cảm” Hưu nữa. Tôi không dám can thiệp vào nội bộ UIA, nhưng nếu những “ngoại cảm” như thế còn tồn tại thì cách nhìn vào trung tâm của nhân dân sẽ bị méo mó, sai lệch đi rất nhiều. Bởi hiện nay có rất nhiều trường hợp lợi dụng, tự phong là ngoại cảm để lừa bịp kiếm tiền bất chính. Nếu có khả năng thật sự thì phát huy để giúp ích cho đời, bằng không thì hãy lao động chân chính mà mưu sinh và Trung tâm cũng nên cảnh giác kẻo bị lợi dụng.
Ngày 14/11/2007 (ngày 5/10 Đinh Hợi) Tuy rằng ngày 13 tôi bị giao động về tư tưởng, nhưng các cụ xưa đã nói:“Có bệnh thì vái tứ phương” chúng tôi vẫn mong gặp chị Hoài, buổi sáng chúng tôi lại đến 01 Đông Tác đến nơi, may quá chúng tôi gặp chị Hoài. Chị cho chúng tôi ngồi áp vong ngay, buổi sáng qua đi nhanh chóng chúng tôi chẳng nhận được kết quả gì. Đến buổi chiều lúc 15h 30 phút vong của anh tôi về nhập vào vợ tôi mừng mừng, tủi tủi anh em chú cháu nói chuyện với nhau tuy đó chỉ là vong của người đã khuất nhưng tôi cảm thấy ấm áp lạ thường.(Chứ không như hôm trước anh tôi nhập vào bà “ngoại cảm” Hưu).
Tình cảm anh em bao nhiêu năm cách biệt âm-dương
Tôi hỏi anh: Ngày giỗ của anh em làm theo giấy báo tử có đúng ngày anh hy sinh không?
Anh trả lời: “Đúng, anh hy sinh lúc 2h ngày 22 tháng 3 năm 1969 tức là ngày 5 tháng 2 năm Kỷ Dậu”
Tôi hỏi anh: Vậy ngày giỗ, ngày tết em đốt giấy tiền, vàng mã, quần áo gửi cho anh anh có nhận được không ?
Anh trả lời: “Có, nhận được hết, cảm ơn các em”
Tôi hỏi anh: Ở quê nhà em đã quy tập hết mồ mả của ông bà, bố mẹ, anh chị vào một khu rồi anh có biết không? Khu mộ của nhà mình có được yên ổn không.
Anh trả lời: “Anh đã biết, tất cả đều bình thường đừng lo lắng gì”
Tôi hỏi anh: Trong khu đó em có xây cho anh một ngôi mộ anh có về đó không?
Anh trả lời: “Anh biết, nhưng anh không về chỉ thỉnh thoảng về vào những ngày tết”
Tôi nói với anh: Trước đây khi bố mẹ, anh chị còn sống đếu mong muốn đi tìm mộ của anh nhưng vì nhiều lí do và điều kiện không cho phép nên chưa tìm được, nay thực hiện di nguyện của bố mẹ cộng với mong muốn của vợ chồng em là tìm và đưa hài cốt của anh về, giờ đây gặp anh em mong anh dẫn đường chỉ lối cho em để em tìm được và đưa anh về với bố mẹ.
Anh trả lời tôi: “Khó khăn lắm em ơi, anh ở đó có nhiều bạn bè đồng chí lắm đã gần 40 năm rồi anh không muốn em vất vả vì anh nữa mặc dù bọn anh vẫn chưa được quy tập về nghĩa trang đâu”.
Tôi nói với anh: Anh ạ! Anh và các liệt sỹ đã hy sinh vì dân vì nước nay tổ quốc mình đã thống nhất vậy mộ phần của các anh phải được đặt ở nơi xứng đáng để đời sau và nhiều đời sau nữa ghi nhận công lao xương máu của các anh còn hiện tại mộ phần chưa được quy tập, vài chục năm nữa tấm bằng Tổ quốc ghi công và tờ giấy báo tử của các anh nhòe đi, nát đi thì còn ai biết đến công lao của các anh ngoài những người thân trong gia đình?.
Anh im lặng không nói gì!
Tôi nói tiếp: Anh có linh thiêng thì đưa đường chỉ lối cho em, em hứa với anh dù khó khăn gian khổ, dù tốn kém đến đâu thì em vẫn quyết tâm đưa anh về dù chỉ còn nắm đất và nếu ở cùng anh có bao nhiêu đồng chí đồng đội thì em thề cũng nguyện rước tất cả các anh về nghĩa trang nơi yên nghỉ cuối cùng, nơi an nghỉ cuối cùng của các anh phải là nơi đàng hoàng trang nghiêm xứng đáng với sự hy sinh của các anh.
Sau cùng thì anh tôi cũng đồng ý cho tôi đi tìm anh, nhưng anh chỉ vào nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài và nói: “Nhờ qua cô giúp ấy anh sẽ chỉ cho em”. Sau đó vong anh tôi ra đi không nói chuyện với chúng tôi nữa. Hết thời gian cho phép vợ chồng tôi quay về Vũng Tàu nơi chúng tôi đang sinh sống và công tác. Vì điều kiện làm việc trên biển nên tôi lại đi làm sau 16 ngày tôi trở về và quyết định một lần nữa ra Bình Thuận để xác định rõ vị trí mà anh tôi hy sinh đồng thời lần tìm xem có được thông tin gì trong thời kỳ đầu năm 1969 nữa không.
Ngày 12/12/2007 (3/11 Đinh Hợi) Tôi ra Bình Thuận đến Sở LĐTB&XH Tỉnh xin giấy giới thiệu xuống huyện Hàm Thuận Bắc nơi mà theo tin tức thu thập được khả năng anh tôi hy sinh ở chiến trường này. Khi đến Sở LĐTB&XH tôi may mắn biết thêm được một thông tin ông Nguyễn Văn Bổng đã về hưu nguyên là Tiểu đoàn Trưởng tiểu đoàn 200C tức là Tiểu đoàn của anh tôi ngày trước. Tôi tìm đến nhà ông, ông tiếp tôi rất thân mật như gặp lại anh tôi vì ông biết rất rõ về anh tôi. Anh tôi là lính của ông trước đây, ông còn cho biết chính ông là người đã chỉ huy trận đánh mà anh tôi tham gia và hy sinh nhưng ông bị thương nặng ngay khi bước vào trận nên không biết gì hơn, ông giới thiệu cho tôi một người tên là Đỗ Ngọc Diễm cũng là người của tiểu đoàn 200C trước đây, hiện đang sinh sống ở ấp Bầu Lâm xã Hàm Chính huyện Hàm Thuận Bắc. Ông Diễm lúc đó là chính trị viên phó Đại đội 19 (anh tôi Đại đội 16 cùng Tiểu đoàn mà Tiểu đoàn này chỉ có 3 Đại đội). Gặp ông Diễm ông cho biết theo nguồn tin của cơ sở lúc bấy giờ hầu hết thi hài của các liệt sĩ đều bị phía bên kia thu gom rồi vùi xuống kiểu hố chôn tập thể. Thông tin này rất phù hợp với thông tin của nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài đã cung cấp khi tôi còn ở Hà Nội. Ông nói tiếp, theo lời của các cán bộ của các cấp ở địa phương thì toàn bộ hài cốt của các liệt sĩ ở khu vực này đều đã được thu gom về nghĩa trang của Tỉnh từ năm 1982 theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, song theo nguồn tin của nhân dân địa phương thì họ vẫn tin là hài cốt vẫn chưa được quy tập hết, cụ thể còn khoảng đất chừng 50 – 60 m2 tuy là đất canh tác nhưng không ai canh tác mà vẫn còn để trống, hàng năm Tết và ngày 27/7 thì ông cùng một số cựu chiến binh vẫn đến để thắp hương tưởng niệm. Ông còn cho biết đã 5- 6 năm nay ông đề nghị với các cấp có thẩm quyền xây dựng cho một tấm bia tưởng niệm cho các liệt sĩ nhưng vẫn chưa được đáp ứng và chỉ được trả lời đã thu gom hết toàn bộ rồi còn gì mà phải xây bia. Tôi nhờ ông Diễm dẫn tôi đến khu đất đó, trên đường đi tôi ghé vào Phòng Nội vụ huyện Hàm Thuận Bắc ở đây tôi gặp anh Long là cán bộ của Phòng, tôi đưa giấy giới thiệu và giấy báo tử và trình bày xin tìm mộ liệt sỹ theo phương pháp nhờ nhà ngoại cảm. Nghe xong anh Long cho biết là khu vực này theo báo cáo đã thu gom hết nếu gia đình muốn tìm theo sự hướng dẫn của nhà ngoại cảm thì cứ làm theo ý nguyện, gặp khó khăn gì thì Phòng sẽ có kế hoạch giúp đỡ. Làm việc với Phòng song ông Diễm dẫn tôi ra khu đất mà tôi yêu cầu trên đường đi ông Diễm có ghé nhà ông Võ Sĩ ông này nguyên là Đội trưởng Đội thu gom hài cốt liệt sỹ của huyện Hàm Thuận Bắc năm 1982. Ông Diễm và ông Sĩ dẫn tôi ra khu đất, đến nơi ông Sĩ vẫn khẳng định rằng theo như báo cáo của các tổ thu gom hồi đó (1982) khu vực này đã thu gom hết rồi, đừng có tìm kiếm làm gì cho mất công.
Nhìn mảnh đất nhỏ cỏ mọc nằm lọt giữa cánh đồng lúa mênh mông lòng tôi se thắt không biết anh mình còn nằm đây không, hay đã được thu gom đi rồi người nói đã đưa đi, kẻ nói vẫn còn đó không biết nghe ai đây?
Tôi lấy máy điện thoại gọi cho nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài nói với chị rằng:
“Chị Hoài ơi! Tôi đang đứng ở khu vực mà theo dân nói trước đây bọn Mỹ – Ngụy chúng đã vùi xác anh tôi ở khu này chị giúp tôi xem anh tôi còn ở đây hay đã được thu gom đi rồi”.
Chị trả lời: “Anh chờ cho một phút”.
Rồi chị nói với tôi: “Anh ơi, anh đi tìm mộ liệt sĩ chứ có phải đi bốc mộ có sẵn đâu mà anh đi chỉ có một mình không lễ nghi nhang đăng hoa quả thì làm sao anh tìm được”.
Song chị lại nói: “Anh nghe em hỏi nhé, trước mặt anh cách khoảng 7-8m có một người đàn bà đúng không?”
Tôi trả lời: Có.
Chị hỏi tiếp: “Phía tay phải người đàn bà có một người đàn ông đúng không”?
Tôi trả lời: Đúng.
Chị hỏi tiếp: “Phía tay trái người đàn bà cũng có một người đàn ông nữa đúng không? và ông này đang đội mũ trên đầu đúng không?”
Tôi trả lời: Có.
Chị lại nói tiếp: “Vì anh không có chuẩn bị gì nên em rất khó xác định bây giờ anh hãy đi mua một bó nhang về thắp 7 cây nhang anh khấn thần linh, long mạch, thổ địa và vong hồn liệt sĩ nhà anh cùng tất cả liệt sĩ ở nơi đó rồi tung nhang lên trời và gọi điện lại cho em”.
Tôi vội mua nhang về và tự nhiên không đứng trên đường nữa mà đi xuống khoảng đất trống cỏ mọc. Đứng đó tôi thắp 7 nén nhang và làm như lời chỉ dẫn của chị Hoài, khi khấn đến tên anh tôi, thì hai dòng nước mắt tôi tuôn trào có lẽ lời kêu khấn của tôi anh tôi đã nghe được. Chắc do quá xúc động nên tôi quên lời dặn của chị Hoài là tung nhang lên trời mà tôi lại đem cắm xuống đất. Làm xong mọi việc tôi gọi điện cho chị Hoài nói đã làm đúng theo lời chỉ dẫn của chị.
Chị trả lời tôi: “Anh ơi sao em nói anh khấn xong tung nhang lên anh không làm mà lại đem cắm xuống đất? Làm cho em khó xác định quá”.
Tôi nói: Chắc vì quá xúc động nên tôi đã làm sai bây giờ tôi nhổ nhang tung lên nhé.
Chị nói: “Thôi anh đừng nhổ lên nữa cứ đứng im nghe em hỏi.
– Phía Đông có một dòng nước nhỏ nhưng chảy mạnh, có không anh”?
Tôi trả lời: Có.
– “Phía Tây: Qua cánh đồng rộng rồi mới có xóm nhà, đúng không”?
Tôi trả lời: Đúng.
– “Phía Nam qua một cánh đồng nhỏ hơn phía Tây là khu nhà xây to đẹp và cả chợ nữa có đúng không anh”?
Tôi trả lời: Đúng, qua một cách đồng nhỏ hơn phía Tây thì có nhiều nhà xây to đẹp, còn chợ tôi không xác định được vì tôi không nhìn thấy.
– “Phía Bắc có 4,5 ngôi nhà nhỏ nhưng từ chỗ anh đứng đến chỗ đó cũng phải đi qua 5,6 thửa ruộng trồng lúa, đúng không”?
Tôi trả lời: Đúng.
– “Phía Đông trước mặt anh có một hàng cây em không rõ là cây phi lao hay cây dừa, chỉ biết thuộc loại cây lá nhỏ đang bị gió làm lung lay đúng không?- ở gần chỗ dòng nước chảy ấy”.
Tôi trả lời: Đúng rồi có mấy cây dừa.
Chị nói: “Anh ạ! em khẳng định 100% liệt sĩ nhà anh còn nằm đâu đó quanh chỗ anh đứng, nhưng em chưa biết cụ thể chỗ nào mà không chỉ có một mình liệt sĩ nhà anh đâu, đông lắm chắc phải 25- 30 chục liệt sĩ gì đó em chưa xác định chính xác được. Bây giờ anh về chuẩn bị mọi thứ em ghi trong tờ giấy đã đưa cho cô Hằng (người hàng xóm đã tìm thấy mộ chú liệt sĩ và chú thất lạc) và các phương tiện tìm kiếm như thước dây, la bàn, cuốc xẻng và gọi điện cho em, em sẽ giúp anh tìm. Còn bây giờ liệt sĩ nhà anh đã đi rồi không nói chuyện với em nữa, em không giúp gì thêm cho anh đâu”. Nói xong chị cúp máy.
Hy vọng tìm thấy anh tôi càng ngày càng sáng lên rõ nét. Tôi quay lại Phòng Nội vụ gặp anh Long nói tôi về Vũng Tàu chuẩn bị mọi thứ rồi sẽ trở lại tìm anh tôi ngay và đề nghị anh cho người giúp đỡ trong khi tìm kiếm. Tôi cũng đã nói chuyện với ông Diễm toàn bộ sự việc mà nhà ngoại cảm đã giúp và đề nghị ông cùng các cựu chiến binh tham gia. Ông rất phấn khởi và hưởng ứng nhiệt liệt.
Tôi trở về Vũng Tàu cùng gia đình chuẩn bị đầy đủ mọi phương tiện và vật chất theo như nhà ngoại cảm đã hướng dẫn, sẵn sàng lên đường tìm anh tôi.
Ngày 15/12/2007(6/11 Đinh Hợi) khi đã chuẩn bị sẵn sàng vợ chồng tôi cùng con rể và một người cháu lên xe ra Bình Thuận đến mảnh đất mà tôi đã xác định được hôm trước nhờ qua nhà ngoại cảm. Trên đường đi tôi gọi cho nhà ngoại cảm Ngọc Hoài nói rõ tình hình đã chuẩn bị sẵn sàng chị nói chị cũng đã chuẩn bị sẵn sàng giúp tôi song phải qua 13h thì chúng tôi mới được tiến hành làm lễ thắp hương để động thổ khi nào xong điện lại cho chị ấy.
Xe của chúng tôi đến Hàm Thuận Bắc khoảng 10h 30 phút, tới nơi ông Diễm và 03 nữ cựu chiến binh và cũng là những người đồng đội cũ của anh tôi (03 nữ cựu chiến binh trước đây ở Đội cứu thương của Tiểu đoàn) đã chờ sẵn chúng tôi ở đó, còn phía Phòng Nội vụ ngoài anh Long còn có 03 thanh niên xung kích của thị trấn Ma Lâm. Quá 13h theo sự hướng dẫn của nhà ngoại cảm vợ chồng tôi cùng con cháu và tất cả mọi người tập kết đến hiện trường (tức là mảnh đất hôm 12/12 tôi đã nhờ nhà ngoại cảm xác định) chúng tôi đặt đồ lễ xuống thắp hương và khấn vái theo sự hướng dẫn của nhà ngoại cảm Ngọc Hoài. Làm xong mọi thủ tục tôi gọi điện thoại cho chị Hoài nói ở trong này chúng tôi đã hoàn tất mọi việc theo yêu cầu của chị và nhờ chị giúp đỡ.
Chị trả lời: “Ngoài này em cũng đã làm xong mọi thứ cần thiết anh nói chị ấy (tức vợ tôi) ngồi nhập định rồi em sẽ mời vong của liệt sỹ về nhập vào chị, chị sẽ chỉ chỗ cho anh đào”.Tôi và vợ tôi làm đúng theo lời chỉ dẫn của chị Hoài song đã gần 20 phút trôi qua mà vẫn không có kết quả gì, tôi lại gọi điện cho Chị Hoài và nói ở đây quá đông người, gió lớn, nắng to phải căng bạt che, tiếng ồn lớn lắm nên việc áp vong vào vợ tôi là không thể nào thực hiện được.
Chị trả lời tôi: “Vậy bây giờ anh nghe em hỏi đây nếu đúng thì em sẽ hướng dẫn tiếp.
– Hiện tại 2 anh chị ngồi đối diện nhau qua mâm lễ đúng không” ?
– Tôi trả lời : Đúng.
– Chị hỏi: “Bây giờ anh đo cho em từ chân chị đến mâm lễ có được 70cm không”?
Tôi lấy thước dây ra đo thì không sai 1cm nào vội trả lời: Đúng.
– Chị nói: “Bây giờ quay lại sau lưng anh có một nhóm người đàn bà khoảng 4 hay 5 người gì đó và trong số đó có một người mặc áo màu hồng đúng không”?
Tôi quay lại thì quả nhiên có 4 hay 5 người đàn bà sau lưng tôi cách khoảng 2,5 – 3m, thế là tôi bật loa điện thoại lên yêu cầu mọi người yên lặng cùng nghe và tôi trả lời chị Hoài là có một người mặc áo màu hồng.
Chị nói: “Anh nói với người mặc áo hồng đứng yên để em làm chuẩn”
Nghe vậy mọi người đều đứng yên lặng, chị Tám người mặc áo hồng đứng yên như chào cờ.
– Vì sao cô ấy ở Hà Nội mà sao biết được tôi mặc áo màu hồng ở đây- Chị Tám nói.
Chị Hoài nói tiếp: “Anh lấy thước dây và đặt la bàn xuống đất để xác định rõ phương hướng đi”
Tôi làm theo sự chỉ dẫn của chị Hoài.
Chị Hoài nói tiếp: “Bây giờ anh đo từ chân chị mặc áo hồng về hướng chính tây 3,70 m và cắm cọc chuẩn ở đó”
Tôi và con tôi vội làm theo sự hướng dẫn của chị Hoài.
Chị hỏi: “Anh đã làm xong chưa”
Tôi trả lời: Đã xong.
Chị Hoài hỏi tiếp: “Hiện tại chếch về phía tây nam có 2 người đàn ông đúng không”
Tôi trả lời: Có, có 2 người đàn ông đứng đó.
Chị Hoài nói tiếp: “Bây giờ anh đo từ chỗ cọc 3,70m đến chân người đàn ông thứ nhất xem có đủ 2,70m không nhé nếu đúng em sẽ chỉ tiếp”
Tôi vội đo từ chỗ cắm cọc chuẩn đến chân người đàn ông thứ nhất thì đúng 2,70m không lệch 1cm nào.
Tôi trả lời: Đúng 2,70m không sai.
Chị nói tiếp: “Bây giờ anh chia đôi khoảng cách ấy ra tức là 1,35 m anh cho người đào thẳng xuống đó không được lệch, nếu lệch về phía Nam là của người khác, lệch về phía bắc là của người khác, lệch về phía tây cũng của người khác còn lệch về hướng đông thì chẳng được gì cả. Anh cho người làm ngay đi mà nhớ phải đào thật chính xác nhé nếu không là lẫn của người khác.
Tôi cảm ơn chị tắt máy rồi chuẩn bị đào ngay theo đúng lời chị dặn và đã đánh dấu cẩn thận.Trước sự chứng kiến của nhiều người ở đó mọi người đều khâm phục tài năng của nhà ngoại cảm.
Bước đầu chúng tôi đào rộng khoảng 1,20 m dài khoảng 1,60 m khi đào sâu khoảng 20 cm thì gặp một ổ kiến thật to và đông quân, tôi phải cho người đi mua bình xịt kiến về xịt mới tiếp tục đào được qua ổ kiến lửa, đào xuống khoảng 30cm nữa lại gặp một ổ kiến nữa nhưng không phải kiến lửa mà là một loại kiến màu đen to gần bằng đầu đũa nhỏ trông rất sợ, tôi chưa gặp loại này bao giờ, theo dân địa phương người ta gọi là kiến chúa. Đào tiếp qua tổ kiến chúa tôi gặp tổ bò cạp, chừng 4 hay 5 con to, đen xì rất hung tợn. Lúc này chuông điện thoại của tôi reo lên, mở máy điện thoại lên nghe giọng của chị Hoài vang lên: “Anh ơi! Chỗ đất anh đang đào có gặp gì không? Chỗ đất đó khác hoàn toàn với chố đất khác xung quanh đấy anh nói mọi người cẩn thận nhé”. Tôi trả lời: Chắc qua rồi hết kiến lửa, kiến chúa, bò cạp bây giờ đất đã mền hơn rồi.
Chị Hoài nói: “Đó là thử thách nhỏ mà liệt sĩ nhà anh cản đường đó xem anh có quyết tâm không, anh cứ tiếp tục đi nhé, có gì chắc trở thì anh liên lạc với em nhé”.
Chúng tôi tiếp tục đào sâu khoảng 90cm đến 100cm thì gặp một lớp đất đen, chiều rộng lớn nhất khoảng 15cm đến 17cm chiều dài khoảng 1,20 m dày khoảng 3 đến 5 cm nhưng nhỏ dần như kiểu 1 chiếc chân người từ đùi trở xuống. Theo kinh nghiệm của những người ở đó thì đó là phần đùi bị đứt ra khỏi cơ thể nhưng do thời gian đã bị tiêu hủy thành đất hết rồi. Tôi lấy túi ni lông gom toàn bộ số đất đen đó lại rồi tiếp tục cho đào. Đến độ sâu khoảng 1,60m đến 1,70 m thì trời đã gần tối, tôi cho mọi người thu dọn đồ đạc ngày mai lại tiếp tục tiến hành. Quả thật trong lòng cũng có một chút hoang mang song tôi gạt ngay ý nghĩ đó ra khỏi đầu. Về nghỉ ngơi cơm tối xong tôi gọi điện cho chị Hoài hỏi chị có giao tiếp với anh tôi được nữa không? Chị trả lời chưa gặp được nhưng theo nhà ngoại cảm thì có 3 khả năng:
1 – Liệt sĩ nhà anh không muốn về và chỉ cho anh chị chở đất đen mà anh đã tìm thấy mang về thôi.
2 – Liệt sĩ muốn thử thách vợ chồng anh xem có quyết tâm tìm kiếm liệt sĩ không ?
3- Sự hướng dẫn của em không chuẩn xác.
Tôi nói tất cả 3 khả năng trên trừ khả năng thứ nhất thì tôi không biết. Còn khả năng thứ 2 thì vợ chồng tôi sẽ đào toàn bộ khu đất này lên nếu không có thì chúng tôi cũng cam lòng. Còn khả năng thứ 3 thì tôi phủ nhận “không thể có chuyện đó xảy ra được” nói xong rồi tôi tắt máy.
Ngày16/12/2007(7/11/ Đinh Hợi) Chúng tôi tiếp tục công việc, sau khi làm lễ thắp hương tôi khấn anh tôi có linh thiêng thì chỉ đường đưa lối cho tôi tìm thấy anh và các đồng đội của anh để đưa các anh về nơi an nghỉ cuối cùng khang trang và sạch sẽ.
Thắp nhang và khấn xong tôi gọi điện cho chị Hoài báo cho chị biết chúng tôi lại tiếp tục đào tìm và hỏi chị có điều gì mới chỉ dẫn nữa không?
Chị trả lời: “Anh cứ yên tâm đi, tối qua sau khi nói chuyện điện thoại với anh, em gặp liệt sĩ nhà anh, anh ấy nói là anh ấy thử vợ chồng nhà lần cuối nếu không quyết tâm mà bỏ về thì thôi còn quyết tâm thì sẽ thấy không quá 30cm nữa là sẽ gặp ngay thôi”.
Tôi cảm ơn chị và tổ chức đào ngay, quả nhiên sau 2 lớp đất sâu chừng khoảng 30 cm tức là ở độ sâu 1.90 đến 2.0m chúng tôi đã gặp bộ hài cốt đầu tiên, lúc đó khoảng 9giờ 15phút
Tôi vội báo tin ngay cho nhà ngoại cảm Ngọc Hoài, chị nghe báo thế cũng rất mừng, bao nhiêu khả năng tiềm ẩn chị vận dụng để giúp gia đình tôi nay đã đạt được thành công. Xong chị nói với tôi: “Anh hãy đào rộng ra nhé, theo em có lẽ đào bị lệch về phía nam rồi, nên đã gặp được hài cốt nhưng chưa phải của liệt sĩ nhà anh, bây giờ anh cho mở rộng ra phía bắc, sẽ lộ ra 3 bộ hài cốt nằm chồng chéo lẫn lộn nhau, 2 bộ nằm theo hướng Đông-Tây song song với nhau, đầu Đông,chân Tây bộ ở giữa nằm theo hướng Nam-Bắc đầu Nam chân Bắc mới là bộ của liệt sĩ nhà anh, nhưng muốn lấy thì phải đưa cả 3 bộ lên”.
Tôi cảm ơn và tắt máy, rồi làm đúng theo lời chỉ dẫn của chị Hoài. Khi đưa được 3 bộ hài cốt lên, tôi chuyển cả 3 bộ về nhà quàn của nghĩa trang tỉnh Bình Thuận để gửi và tạm thời ngừng khai quật vì lý do chưa chuẩn bị được những dụng cụ cần thiết và theo yêu cầu của của cán bộ Phòng Nội vụ Huyện Hàm Thuận Bắc.
Buổi chiều hôm đó chúng tôi ở bên nghĩa trang để thắp hương cho anh tôi và 2 liệt sĩ đã được đưa lên. Tuy rằng đã làm theo đúng lời chỉ dẫn của nhà ngoại cảm, bản thân tôi lăn tăn không biết mình đã làm đúng chưa, có nhầm lẫn chút nào không? Tôi gọi lại cho chị Hoài và có ý định mời chị vào trực tiếp để chọn hài cốt cho anh tôi và có thể thì chị tìm tên tuổi cho các liệt sĩ ở đây vì tại hiện trường còn rất nhiếu hài cốt chưa được đưa lên, chị đồng ý và sẽ báo cho cơ quan biết và tổ chức vào để làm việc. Tôi rất mừng vì nếu chị Hoài vào được tôi sẽ rất yên tâm về hài cốt của anh tôi và hy vọng với khả năng của chị thì các liệt sĩ khác cũng có thể được xác định tên, tuổi quê quán, chúng tôi rất mong nhà ngoại cảm vào.
Ngày17/12/2007(8/11 Đinh Hợi) Chúng tôi lại tiếp tục đào và tìm kiếm, với khối lượng đất phải đào khá lớn nên tôi đã thuê xe xúc đất của anh Dũng, là người địa phương để đào hết lớp đất phía trên chừng 1.50m sau đó dùng xẻng và bay xây để tìm hài cốt. Các anh liệt sĩ nằm đây đã không phụ lòng chúng tôi đến khoảng 16h 30 phút chúng tôi tìm được và đưa lên nghĩa trang thêm 7 bộ nữa tổng cộng hai ngày (kể từ khi thấy hài cốt) chúng tôi đã đưa lên nghĩa trang được 10 bộ tất cả trong đó có anh tôi.
Đúng lúc này, tôi nhận được điện thoại của chị Hoài chị nói vì rất nhiều lí do tế nhị ở cơ quan nên chị không thể vào Bình Thuận để giúp gia đình tôi và các liệt sĩ khác như đã hứa được, chị mong chúng tôi thông cảm bản thân chị cũng rất buồn vì không thực hiện được lời hứa với chúng tôi và các liệt sĩ.
Thật là đáng tiếc, nếu chị vào được tôi nghĩ với khả năng tiềm ẩn của chị thì các liệt sĩ kia không phải chịu cảnh sống chiến đấu cho tổ quốc thì có tên có tuổi nhưng khi chết cho tổ quốc thì trở thành liệt sĩ chưa biết tên, thôi thì dù chưa biết tên nhưng còn hơn là các anh nằm sâu dưới lòng đất lạnh không hương khói, không ai biết đến.
Chiều vợ chồng tôi thuê một người có kinh nghiệm về sếp xắp hài cốt đến nghĩa trang để xếp sắp lại 3 bộ hài cốt đã mang lên cho hợp lí. Tôi có gọi điện cho nhà ngoại cảm nói về việc này, chị trả lời tôi: “Anh cứ yên tâm em đã nói với liệt sỹ nhà anh rồi em không vào được, liệt sỹ nhà anh sẽ tự chọn lấy phần hài cốt của chính mình thông qua bàn tay của cô em dâu (tức là vợ tôi), việc mà từ trước đến giờ vợ tôi chưa từng làm.
Tôi tắt máy và quay vào chỗ đang sắp xếp lại hài cốt thì tôi thấy vợ tôi đang xắn tay áo chọn lên cái này bỏ lại cái kia thoăn thoắt như người có kinh nghiệm lâu năm làm việc này. Người tôi thuê đến để sắp xếp hài cốt nói: “Chị nhà giỏi thế này sao không tự làm lấy mà phải thuê tôi để làm gì?”. Tôi thật sự ngỡ ngàng thấy sự việc xảy ra nhưng cũng không ngạc nhiên lắm vì đã được nhà ngoại cảm cho biết trước.
Chiều tối một số nhà báo đến hỏi tôi về việc tìm mộ tập thể, tôi trả lời đây là nhờ công lao của nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài cộng với hồng phúc của gia đình tôi, hiện tại mới tìm được 10 bộ hài cốt xong theo nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài thì còn 17 bộ nữa ngày mai chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm, tôi rất mong các cơ quan thông tin đại chúng thông báo trên toàn quốc để những gia đình có liệt sỹ cùng đơn vị C16 D-200C- QK6 hy sinh ngày 22/3/1969 đến nghĩa trang tỉnh Bình Thuận thắp hương cho thân nhân mình mặc dù không biết cụ thể từng người một là ai.
Ngày 18/12/2007(9/11 Đinh Hợi) chúng tôi lại tiếp tục đào tìm, đến khoảng 11h tôi nhận được hàng loạt cuộc điện thoại chúc mừng vì tôi đã tìm được hài cốt của anh tôi, thì ra một loạt báo đã đăng tin như: Báo Tiền Phong, Báo Nhân Dân, Báo Thanh niên, Báo điện tử Dân Trí… bạn bè tôi đã đọc được và gọi cho tôi.
Làm thông cả trưa đến 15h30 phút thì gom được tất cả, tôi không rõ là bao nhiêu bởi tìm được là đưa về nghĩa trang chúng tôi xác định là đã hết, tôi lại gọi điện cho chị Hoài hỏi chị xem giúp còn bộ nào nữa không? Chị hỏi lại đã có bao nhiêu bộ hài cốt rồi? Vì không rõ nên tôi hỏi chị Phương Linh là tìm được tất cả bao nhiêu bộ? Chị Phương Linh trả lời 26 bộ. Tôi trả lời chị Hoài 26 bộ, chị Hoài nói: “Nếu 26 bộ thì còn thiếu 1 bộ nữa phải 27 bộ mới đúng”. Tôi nói đã hết rồi tìm rất kỹ mà không có, chị Hoài nói: “27 bộ mới đúng, hiện tại đằng sau anh có một người đàn bà mặc áo hoa đang ngồi, anh cho người đào đằng sau người áo hoa đó, đào cách chỗ ngồi khoảng 50cm kiểm tra lại xem”. Tôi lại cho người tiếp tục đào tìm nhưng cũng không có kết quả, tôi gọi lại cho chị Hoài nói là hết rồi. Chị nói: “Vậy anh về đếm lại toàn bộ đi em cam đoan là 27 bộ mới đúng, liệt sỹ nhà anh bảo với em như thế mà”. Tôi gọi điện đến nghĩa trang nhờ kiểm tra lại cộng với tổng số còn đang ở hiện trường thì quả nhiên là 27 bộ. Một lần nữa mọi người vô cùng khâm phục nhà ngoại cảm Ngọc Hoài đúng là chuyện thần kì, người ở Hà Nội biết rõ nói đúng còn người ở hiện trường (Bình Thuận) thì đếm sai nói sai. Tôi cho mọi người thu gom hết đồ đạc và về nghỉ ngơi, sau một ngày làm việc rất vất vả nhưng hiệu quả cao nên mọi người đều phấn khởi vui mừng.
Ngày 19/12/2007(10/11 Đinh Hợi) Sáng chúng tôi thuê xe gạt của anh Dũng san lấp bằng phẳng nơi chúng tôi đã đào bới tìm kiếm hài cốt.
Chiều, gia đình tôi mang đầy đủ lễ vật theo sự chỉ dẫn của chị Hoài đến tạ ở khu đất đó và làm lễ mời vong hồn của các anh Liệt sỹ sang nghĩa trang Tỉnh để nhập vào phần hài cốt của mình rồi sẽ rước các anh đến nơi an nghỉ cuối cùng tại nghĩa trang liệt sỹ Tỉnh xứng đáng với sự hy sinh quên mình vì tổ quốc của các anh. Sau đó chúng tôi sang nghĩa trang cũng với đầy đủ lễ vật theo sự chỉ dẫn của chị Hoài và làm lễ nhập cốt cho các anh và để các anh chia tay nhau anh tôi thì về Bắc còn các anh ở lại mỗi người một mộ riêng chứ không nằm chung một hố như gần 40 năm qua nữa.
Ngày 20/12/2007(11/11 Đinh Hợi) 07h30 phút sở Lao động Thương binh – Xã hội tỉnh Bình Thuận kết hợp với Phòng Nội vụ huyện Hàm Thuận Bắc cử hành lễ truy điệu cho 27 liệt sỹ đã hy sinh ngày 22/3/1969 đơn vị C16 Tiểu đoàn 200C QK6 trong trận chiến với kẻ thù ở đồn Thiện Giáo, Thị tứ Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.
Lễ truy điệu xong, hòa trong tiếng nhạc của bản nhạc hồn tử sĩ hài cốt của anh tôi liệt sỹ Lê Hồng Phong được rước từ lễ đài chính lên xe ôtô đã chờ sẵn để trở về quê hương. Còn lại 26 liệt sĩ được đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh huyện Hàm Thuận Bắc rước đến những mộ phần đã xây sẵn trong nghĩa trang và hạ huyệt.
Đúng 8h25phút vợ chồng tôi cùng hài cốt của anh tôi trên chiếc xe Landcruiser của Xí nghiệp Liên doanh dầu khí Việt-Xô do lái xe Nguyễn Trung Kiên điều khiển từ từ lăn bánh hướng về miền Bắc nơi chôn nhau cắt rốn của anh em chúng tôi. Trên đường về quê tôi có gọi điện báo tin cho chị Hoài chị hẹn nếu về qua Hà Nội thì chị sắp xếp thời gian thì sẽ cùng vợ chồng tôi đưa liệt sỹ Lê Hồng Phong về quê. Cũng thật tình cờ mà như được sắp xếp sẵn, xe tôi đến Hà Nội
lúc 22h ngày 21/12/2007 tức là thứ 6 vì đã muộn mà đường về quên tôi phải đi 170km nữa nên chúng tôi phải nghỉ lại Hà Nội sáng hôm sau ngày 22/12 tức thứ 7 mới về được. Vì là thứ 7 cơ quan không làm việc chị Hoài được nghỉ nên chị Hoài có điều kiện đưa anh tôi về quê.
Ngày 22/12/2007(13/11 Đinh Hợi) Cũng là lại một sự tình cờ mà mang rất nhiều ý nghĩa tôi đưa anh tôi về quê đúng 9h15 phút ngày 22/12/2007 cũng là ngày thành lập QĐND Việt Nam
Do đã được báo trước khi xe đưa anh tôi về tới nhà, Đảng ủy, UBND, Hội cựu chiến binh cùng các Ban ngành của xã Liên Phương và Phòng Nội vụ của huyện Hạ Hòa cùng toàn thể anh em dòng họ cô dì chú bác bà con lối xóm đã tề tựu đầy đủ để đón anh tôi vào nhà, tôi thật sự xúc động và sung sướng, vợ chồng tôi đã làm được một việc thực mà như mơ.
Sau khi làm lễ phát tang cho anh theo phong tục quê nhà mọi người đến viếng anh tôi, tiếp đến Phòng Nội vụ huyện Hạ Hòa kết hợp với lãnh đạo xã Liên Phương cử hành lễ truy điệu cho anh tôi. Đây thực sự là niềm vui trong nước mắt của gia đình tôi.
Đúng 15h30 phút lễ hạ huyệt của anh tôi được tiến hành, mọi việc đều diễn ra êm đẹp đúng theo kế hoạch của gia đình tôi. Hơn 40 năm xa cách anh tôi mới được về nằm bên cạnh những người thân.

IV. ĐÔI LỜI CẢM TẠ TÂM HUYẾT
[url=http://www.upanh.com/upanh_nha_ngoai_cam_nguyen_ngoc_hoai_va_liet_si_le_/v/bnbc7ces5im.htm][img]http://ni3.upanh.com/b6.s25.d1/05a29ea242867d7f5dcb8b02ea23d130_41027853.nhangoaicamnguyenngochoaivaliets.png[/img][/url] Kính thưa nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài! Tôi và gia đình chúng tôi cùng với những thân nhân của 26 liệt sỹ đang nằm ở nghĩa trang tỉnh Bình Thuận muôn vàn lần biết ơn chị, một nhà ngoại cảm tài ba đầy đức độ và nhiệt huyết đã tận tình mang hết khả năng tiềm ẩn của mình để giúp đỡ gia đình chúng tôi. Đến giờ phút này không có ngòi bút nào diễn tả hết được nỗi niềm cảm xúc của gia đình chúng tôi khi tìm được hài cốt của người thân sau gần 40 năm. Tôi chắc chắn rằng dưới suối vàng bố mẹ, anh chị tôi cũng vô cùng phấn khởi và cảm ơn chị. Chị là người đã nối lại tỉnh cảm và ước nguyện của hai thế giới Âm – Dương.
Một lần nữa tôi và gia đình tôi xin cảm tạ chị và cầu chúc cho chị và gia đình luôn khỏe mạnh, hạnh phúc, vạn sự như ý. Riêng chị, chúc chị càng ngày càng đạt được những khả năng đặc biệt càng cao để phổ độ chúng sinh. Mang lại nhiều niềm vui cho nhiều gia đình có hoàn cảnh như chúng tôi, tìm thêm được nhiều hài cốt của các liệt sỹ đã hy sinh vì tổ quốc.
Tôi cũng hy vọng rằng trên bước đường đi về phía trước của chị không gặp trở ngại chông gai, cản trở để chị được rảnh rang giúp đời.

Để hoàn thành được công việc to lớn này gia đình chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn:
– Gia đình ông Đại tá Nguyễn Văn Bổng, Gia đình ông bà Đỗ Ngọc Diễm; bà Nguyễn Phương Linh và bà Tư Hương đã tham gia cùng chúng tôi trong suốt thời gian tìm kiếm hài cốt các liệt sỹ.
– Ban Tổng giám đốc Xí nghiệp Liên doanh dầu khí Việt-Xô đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện, cung cấp phương tiện đi lại cho chúng tôi trong suốt thời gian đi tìm hài cốt của anh tôi và đưa anh tôi về quê hương.
– Anh lái xe Nguyễn Trung Kiên đã phục vụ chúng tôi suốt thời gian tìm hài cốt của anh tôi cũng như khi đưa anh tôi về quê hương.
-Cuối cùng chúng tôi xin cảm ơn lãnh đạo Phòng Nội vụ huyện Hạ Hòa, lãnh đạo xã Liên Phương cùng toàn thể anh em họ tộc gần xa, thân bằng quyến thuộc,bạn bè thân hữu bà con trong xóm, ngoài làng đã bày tỏ tấm lòng vàng đối với gia đình chúng tôi khi đón anh tôi về quê và đưa anh tôi đến nơi an nghỉ cuối cùng.

Vũng Tàu, ngày 30 tháng 12 năm 2007

Lê Huy Minh
Nguyễn Văn Minh – Báo Quân đội nhân dân
Thư mục: Phóng sự – Ký sự Nguyễn Văn Minh
(Nguồn: http://vn.360plus.yahoo.com/nguyenvanminh_qdnd

Gặp nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài tại Bắc Giang

nguồn http://vn.360plus.yahoo.com/minh_nasico/
NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC GẶP TẠI BẮC GIANG – 07/11/2010 Đăng ngày: 03:04 10-11-2010 Thư mục: Chung

nha-ngoai-cam-nguyen-ngoc-hoai
Thứ 7, ngày 06/11

Chú Thơ gọi điện nói “có 1 chuyến từ HP lên BG lúc 5h30” nhưng sáng thứ 7 vẫn phải làm nên mình phải đi đường vòng: HP – HN – BG. 12h15 đi ra bến xe khách, đúng 15h00 có mặt tại Trung tâm MARIN. Mình tranh thủ chỉnh sửa clip trong khi chờ đợi anh Sơn đi lấy sách và chị Hoài từ Điện Biên xuống. Đây là 2 trong số 3 nhân vật mình muốn nói đến, những người để lại ấn tượng khó quên. Do anh Sơn phải chờ lấy sách quá lâu và mấy chị em cũng chỉ mới nói chuyện qua điện thoại nên mãi mới tụ tập đủ. 17h20 từ cầu Thanh Trì, 3 chị em và em Hiển (con chị Hoài) nhằm hướng Bắc Giang theo đường Quốc lộ 1 thẳng tiến. 18h30 đến Bắc Giang, gọi điện thì chị Hằng và đoàn đi trước đã xuống Hiệp Hòa nên mấy chị em đi ăn tối rồi tìm về nhà trọ.

Chủ nhật, 07/11

Cuộc gặp mặt diễn ra tốt đẹp, mình không theo chú Thơ về HP ngay vì còn chút việc. Buổi trưa ăn uống xong về nhà trọ lấy đồ cho chị Hoài rồi 4 người lại ngược về Hà Nội, anh Sơn đưa mình về Lương Yên bắt xe khách. 17h30 về đến HP. Tạm biệt Bắc Giang yên bình, tạm biệt những người bạn hiền hậu dễ mến…

Anh Sơn:
– Ông anh đồng hành cùng mình trên suốt quãng đường HN-BG rồi lại BG-HN, chính xác anh ấy là cán bộ đường lối của nấy chị em (lái xe í mà, he he). Tối về nhà nghỉ mà đội kia vẫn chưa về Thành phố, chị Hoài mệt quá về phòng ngủ luôn còn 2 anh em cũng chả biết đi đâu nên có một thú vui tao nhã là… đọc sách. Mò xuống xe lấy 2 quyển sách mới tinh về chị Hoài nên 2 anh em nghiên cứu. Xong rồi bình luận, trao đổi đủ thứ chuyện đến tận 2 giờ sáng mởi ngủ được. Anh Sơn hơn mình khoảng 7-8 tuổi, một kỹ sư hóa dầu, công tác ở Hà Nội. Anh ấy cũng là thân nhân LS, đang đi tìm người chú hy sinh ở mặt trận Tây Nguyên. Anh Sơn rất lành tính (chả như mình) và nhiệt tình. Thứ 7 nào cũng đến Trung tâm ngồi cặm cạnh gõ nhập dữ liệu LS. Trong khi mình béo ú thì anh Sơn gày còm, 2 anh em đi với nhau chả khác gì số 1 đi với số 0. Một hình mẫu tiêu biểu “1 vợ 2 con”, công việc Nhà nước. Tử tế thế còn gì.

Chị Hoài:
Cách đây tầm hơn 1 tháng mình đã phát 1 clip phỏng vấn chị Hoài trong buổi Tọa đàm “Giọt nước mắt thắm tình đồng đội” nên cũng gọi là… biết mặt chị ấy. Nên khi đi đón chị Hoài ở cầu Thanh Trì, anh Sơn giao nhiệm vụ cho mình “thấy chị Hoài thì bảo anh dừng xe lại”. Cuối cùng thì chị ấy thấy xe của 2 anh em trước, hi hi. Trước đây mình chưa biết chị Hoài nên cứ nghĩ là nhà ngoại cảm thì phải có gì đó như là “đồng bóng” nhưng khi tiếp xúc với chị ấy thấy khác hẳn. Thực sự thì chị Hoài là một người có tri thức, một phụ nữ đôn hậu còn đậm nét Á đông, có cái gì như là sự thuần Việt trong cách giao tiếp. Không kiểu cách, không màu mè, rất chân tình nên mới gặp lần đầu nhưng câu truyện của mấy chị em rất cởi mở. Nếu không có khả năng ngoại cảm như bây giờ thì chị Hoài vẫn là một cô giáo ở Điện Biên. Từ khi có khả năng đến giờ chị vẫn “là người Nhà nước”, trước thì bên Giáo dục, giờ bên UIA, hàng tháng ăn lương như các cán bộ CNV khác. Khi mình hỏi sao chị không ra ngoài như các nhà ngoại cảm thì chị thú nhận: “Chị là người không nhạy bén với thời cuộc”. Dù mình hỏi mấy lần nhưng chị Hoài vẫn nói “số lượng LS chị tìm được, chĩ sẽ không bao giờ công bố em ạ, việc mình làm thì người nhà LS biết là được rồi”.
Mình là đứa ham ăn nên đi với chị Hoài là thích nhất vì toàn được chị ấy gắp thức ăn đầy bát, hi hi. Bữa cơm có món gà rang, chẳng ngại ngần gì chị Hoài gắp cho mọi người rồi… cầm tay gặm, nên mấy anh em còn lại cũng thoải mái dùng tay, khách sáo gì đâu.
Trên đường về, anh Sơn và mình xin chữ ký của chị vào cuốn sách Trả lại tên cho Liệt sĩ khuyết danh. Trong cuốc sách ấy là những tâm sự, những lời cảm ơn của bao thân nhân liệt sĩ đối với chị. Mình không xin số điện thoại của chị vì chị còn nhiều việc khác phải làm. Chỉ cần đi chung một con đường thì chị em vẫn còn gặp nhau nhiều.
“Gặp mặt nhau là có duyên, gặp mà sinh tình cảm tốt đẹp là duyên lành, gặp mà tranh cãi, ghét bỏ là duyên dữ” – “Như vậy là mình có duyên lành, chị nhỉ?” thế là mấy chị em cười vang xe, Hà Nội đã ở trước mắt rồi…

này mình biết. Mình không biết con số 700 LS mà anh ấy công bố giúp tìm được có chính xác hay không, nhưng hành động đó đáng trân trọng lắm rồi.

Đôi nét về nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên

50775847_lien2 - Upanh.com

Đôi nét về nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên
Sinh năm 1963 ở thôn Mỹ Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương trong một gia đình nông dân. Do hoàn cảnh khó khăn nên chỉ được đi học hết cấp II, về thể lực, học lực, nhận thức, hiểu biết cũng bình thường.

Từ năm 1977, Nguyễn Văn Liên bị đau ruột thừa suýt chết, sau lại bị nấm lao cóc và năm 1983 bị ngã gãy tay, gần nào cũng bị nặng gần kề cái chết. Sau khi hết bệnh, Nguyễn Văn Liên thấy sự hiểu biết của mình có chiều hướng phát triển, thông minh hơn trước. Ngoài nhận thức bình thường về cuộc sống của con người, Nguyễn Văn Liên còn nhận được những thông tin khác thường từ thế giới của những người đã mất. “Mỗi khi nghe được điều gì, nhìn thấy điều gì về ai thì tôi tìm cách mách bảo cho người ta. Thấy đúng, người này bảo người kia đến hỏi tôi về gia sự, mồ mả. Tôi biết được thông tin đến đâu thì mách bảo mọi người đến đó”, nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên nói.

Năm 1997, theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Khánh, một hội đồng khoa học đã được lập ra để nghiên cứu và trắc nghiệm về khả năng tìm mộ liệt sĩ từ xa của ông Nguyễn Văn Liên trong 5 tháng. Mục tiêu của trắc nghiệm là xem ông Liên có khả năng đặc biệt thật hay chỉ là trò mê tín, dị đoan, đồn đại… Kết quả trắc nghiệm cho thấy khả năng tìm mộ liệt sĩ của ông Liên là có thật. Tỷ lệ tìm thấy mộ tương đối cao (khoảng 70%). Số vụ tìm thấy được trong thời gian thử nghiệm là 154/219 vụ. Trong mỗi vụ, ông Liên đưa ra trung bình khoảng 40-50 thông tin mà trong quá trình tìm mộ phải xác định đúng sai của các thông tin này. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ số thông tin đúng trong từng vụ khoảng 70-80%.

(Bài viết sử dụng thông tin do UIA cung cấp)

nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng lại bé…cái…nhầm.

nguồn : http://my.opera.com/Hoang%20Ngoc%20Hung/blog
Wednesday, 18. August, 10:37
untitled - Upanh.com

Mới đây, trên báo Tiền phong có loạt phóng sự “Khúc bi tráng về vị tướng đầu tiên” viết về nhà cách mạng, tướng quân Phùng Chí Kiên. Đoạn ly kì nhất kể lại hành trình tìm lại phần đầu của nhà cách mạng bị thất lạc từ lâu.

Trước khi lên đường, đoàn đã mời nhà ngoại cảm-Thạc sĩ Phan Thị Bích Hằng tới thắp hương tại mộ đồng chí Phùng Chí Kiên:

“Cuối buổi chiều 19/4/2008, Đại tá Nguyễn Huy Văn, anh Võ Điện Biên và Thạc sĩ Phan Thị Bích Hằng đã đến thắp hương trên mộ liệt sĩ Phùng Chí Kiên tại Nghĩa trang Mai Dịch.”

Bài báo còn dẫn lời dặn của bà Phan Thị Bích Hằng rằng cần lưu ý đến người thợ cắt tóc, bọc thủ cấp của nhà cách mạng trong bọc vải cắt tóc…Do bà Phan Thị Bích Hằng bận việc không đi được cùng đoàn nên bà dặn lại như thế.

Cuộc tìm kiếm diễn ra rất khó khăn, và kì lạ thay, người ta đã tìm được đến gia đình một người thợ cắt tóc, năm xưa vì thương cảm đã bí mật lấy thủ cấp của nhà cách mạng bọc trong tấm vải choàng cho khách và đi chôn ở sau núi. Sau đó, người ta đã xác định vị trí, tìm được nơi chôn cất và đưa thủ cấp đồng chí Phùng Chí Kiên về.

Nhưng kết quả giám định ADN: “Các cơ quan có trách nhiệm đã vào cuộc, giám định những gì mà đoàn tìm kiếm khai quật được. Tiếc thay, kết quả giám định cho thấy đó không phải là phần đầu của đồng chí Phùng Chí Kiên”.

Vậy là nhà ngoại cảm-Thạc sĩ Phan Thị Bích Hằng đã bé cái nhầm!

Vì vậy, nội dung lời dặn (“lời phán”) của bà PTB Hằng đã được các biên tập viên Tiền phong nhanh chóng cắt bỏ, chỉ còn lại nội dung thắp hương tại mộ như đã trích mà thôi.

Tôi đã cố công tìm lại phần nguyên gốc và rất may, baomoi.com đã lưu giúp tôi: “Cũng trong ngày hôm đó, anh Võ Điện Biên đã ghi lại toàn bộ lời hướng dẫn của Thạc sĩ Phan Thị Bích Hằng (vì chị không tham gia đi cùng đoàn ngày hôm sau), trong đó có nêu: “… Đi qua một chợ nhỏ, gần cầu Ngân Sơn, quan trọng là hướng Lũng Sao (phía Bắc huyện lỵ Ngân Sơn – PV), gần đó trước đây có đồi thông, trên đồi lúc đó có mấy mộ của người dân tộc, có cây nêu tượng trưng…

Lúc đó, đầu được bọc trong cái khăn choàng trước ngực của người cắt tóc, cho vào hộp đựng đồ cắt tóc… đem đi chôn buổi đêm … Nhớ nhé, đi qua cầu Ngân Sơn, hướng Lũng Sao, bên trái đường lên trước đây có đồi quân dược…”.

http://www.baomoi.com/Home/XaHoi/www.tienphong.vn/Khuc-bi-trang-cua-vi-tuong-dau-tien–Ky-4/3102502.epi

(Phần này đã bị cắt ngay sau đó, đây là bài đã bị cắt hiện lưu trên tienphong.vn:

http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=169441&ChannelID=13)

Từ vụ này có mấy vấn đề đặt ra:

-Bà Phan Thị Bích Hằng có việc gì quan trọng đến mức không tham gia được cùng đoàn tìm kiếm thủ cấp đồng chí Phùng Chí Kiên? Liệu có lý do gì để từ chối tham gia một nhiệm vụ trọng đại của nhà nước, quân đội, có ý nghĩa chính trị, tâm linh lớn như thế?

-Bà Phan Thị Bích Hằng cho rằng mình có thể nói chuyện với linh hồn người đã khuất. Vậy thì vấn đề quá đơn giản: Chỉ cần linh hồn đồng chí Phùng Chí Kiên (thông qua bà PTB Hằng) sẽ chỉ dẫn tận nơi cho đoàn tìm kiếm. Nếu thủ cấp không còn, đồng chí cũng nói rõ luôn.Saođã có bà PTBH rồi, mà sự việc cứ bùng nhùng, khó khăn thế?

-Bà PTB Hằng đã nói về thông tin người cắt tóc, và rõ ràng có sự trùng hợp, vậy tại sao vẫn không tìm được thủ cấp đồng chí Phùng Chí Kiên?

-Nếu bà PTB Hằng thực sự không giúp gì được đoàn tìm kiếm (thực tế đã chỉ sai), vậy đưa thêm thông tin về bà ta vào bài phóng sự làm gì?

Báo Tiền phong trong vụ này đã “có công” góp phần làm gia tăng mê tín dị đoan trong nhân dân.

(Báo điện tử thì cắt được, nhưng báo giấy thì cắt làm sao?)

Nhà ngoại cảm PTBH : Giải nghệ hay không là việc của cá nhân !

nguồn http://m.baomoi.com/Home/ThoiSu/laodong.vn/

Nhà ngoại cảm: Giải nghệ hay không là việc của cá nhân

Thứ Bảy, 30.10.2010 | 08:09 (GMT + 7)

(LĐ) – Ngay sau khi báo chí đăng phát ngôn của nhà ngoại cảm (NNC) Phan Thị Bích Hằng: “Tôi chưa hề ngoại cảm tìm xe bị lũ cuốn”. Ngày hôm sau (28.10) cũng trên báo chí lại đăng bài: NNC Phan Thị Bích Hằng giải nghệ.

Nhờ nhà ngoại cảm Bích Hằng tìm nạn nhân
Bích Hằng: “Tôi chưa hề ngoại cảm tìm xe bị lũ cuốn”
Nhà ngoại cảm: Đúng nói “phải”, sai nói “hay”

Bạn đọc Trần Hoàng Châu Phố (Q3,TPHCM) gửi đến toà soạn bày tỏ: NNC giải nghệ đó là việc của cá nhân, tại sao báo chí lại phải đăng thông tin này? Thậm chí bài viết còn để NNC có cơ hội “phân trần” về nỗi khổ của nghề, mong dư luận chia sẻ. Việc tiếp nhận hồ sơ tìm mộ là mối quan hệ cá nhân của NNC với những người có nhu cầu, không phải là việc thuộc cơ quan nhà nước mà phải đăng công khai trên báo chí.

Báo Lao Động ra ngày 29.10 đăng ý kiến của bạn đọc Phan Huy Vũ (Hà Tĩnh) bày tỏ sự bất bình trước lời tuyên bố trên báo chí của NNC Phan Thị Bích Hằng rằng: “Chưa hề ngoại cảm tìm xe bị lũ cuốn. Việc định vị toạ độ chiếc xe gặp nạn chỉ là cuộc điện thoại vu vơ hỏi thăm nhau. Đây chỉ là câu chuyện bâng quơ… Tôi thấy linh hồn họ chưa được siêu thoát, vất vưởng giữa dòng nước lớn…”, toà soạn đã nhận được nhiều ý kiến bạn đọc bày tỏ quan điểm đồng tình với ý kiến của bạn đọc Phan Huy Vũ, nhất là khi một vài tờ báo lại đăng bài về NNC Phan Thị Bích Hằng tuyên bố giải nghệ.

Bạn đọc Trần Hoàng Châu Phố (TPHCM) đặt câu hỏi: “Tại sao báo chí lại đăng việc NNC ngừng nhận hồ sơ tìm mộ. Đây là việc riêng của cá nhân NNC. Báo chí đăng thông tin này sẽ “vô tình” tạo tâm lý đối với những người có nhu cầu tìm mộ và tìm đến NNC ngày một đông hơn. Đại loại lời tuyên bố “tạm ngừng” này cũng giống như một số ca sĩ, diễn viên, người mẫu hay có những lời “tuyên bố” gây sốc trong dư luận hoặc tạo những scandal để đánh bóng tên tuổi của mình”.

Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng.

Bạn đọc Đoàn Minh viết: “Khoảng thời gian dăm năm gần đây, trong cuộc sống mới rộ lên phong trào NNC đi tìm mộ, nhất là nhu cầu tìm mộ liệt sĩ (LS), vì hàng chục năm qua ít khi thấy thông tin tìm mộ. Báo chí cũng đã từng đăng tải nhiều câu chuyện tìm mộ LS thông qua NNC với nhiều huyền thoại, cũng có nhiều trường hợp tìm thấy mộ nhưng khi giám định gene lại không phải. Có một phần mộ LS chưa biết tên nhưng có đến 4-5 gia đình đến nhận theo chỉ dẫn của NNC. Cũng có NNC đã nổi danh khi tìm thấy mộ LS – nhà thơ Xuân Quý – nhưng lại bị bắt vì khi đi tìm mộ LS thì trong balô của NNC này có cả túi nylon đựng xương động vật, đồng thời có cả những lọ pinixilin trong đó đã được ghi sẵn tên LS.

Có những người bị quản trang phát hiện là hay đến ghi đặc điểm các phần mộ LS chưa biết tên, khi được hỏi thì lại trả lời có người “thuê” đến ghi hộ. Có gia đình LS đang sống trong tâm trạng day dứt khi đã cất bốc phần mộ LS về an táng tại quê nhà theo NNC, nay thông tin trên báo chí, việc tìm mộ LS qua NNC thì là một kênh thông tin để tham khảo, cần phải xác định xem đơn vị LS có chiến đấu tại vùng đó không, bởi không ít NNC đã phán “bừa” vào các phần mộ LS chưa biết tên tại các NTLS. Chắc chắn nhất là nên giám định gene”.

Có thân nhân LS cũng đã day dứt khi gọi điện cho toà soạn: Cách đây 5 năm, theo chỉ dẫn của NNC, gia đình tôi đã vào Kon Tum để cất bốc phần mộ LS được NNC xác định. Thế nhưng khi được toà soạn hướng dẫn cách tìm đơn vị qua giấy báo tử thì gia đình tôi đã tìm được mộ LS có tên tại NTLS ở tỉnh Phú Yên. Tôi vẫn hương khói phần mộ LS bị nhận nhầm này, nhưng day dứt một điều là làm mất thông tin tìm kiếm của gia đình LS khác. Vậy tôi có nên trả lại phần mộ LS đã cất bốc nhầm về nơi cũ. Nhưng theo tập tục thì cứ “bốc lên, đặt xuống”, liệu có “động mồ, động mả”, tôi không biết phải làm thế nào cho tâm thanh thản”.

Ý kiến bạn đọc gửi về toà soạn đều có chung quan điểm không phủ nhận khả năng của các NNC. Tin hay không là thuộc quyền của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian không đầy 10 ngày mà thông tin trái chiều về việc tìm kiếm xe khách gặp nạn của NNC Phan Thị Bích Hằng trên báo chí khiến bạn đọc “mất” niềm tin.

Khi chiếc xe khách gặp nạn tìm được ở vị trí cách khá xa với nơi mà NNC Phan Thị Bích Hằng nhận định, thì trên báo chí lại bùng nổ “người nói có, người nói không” giữa NNC Phan Thị Bích Hằng và ông Nguyễn Nhật – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh. Cụ thể, ngày 22.10, NNC Phan Thị Bích Hằng khẳng định với PV Báo ĐS&PL: “Tôi không hề có một phát biểu cụ thể nào về vị trí của chiếc xe gặp nạn với ông Nhật. Tôi cũng không hiểu báo chí tại sao lại gán tên tôi vào những chuyện như vậy”. Còn ông Nguyễn Nhật – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh – vẫn tiếp tục khẳng định trên Báo ĐS&PL: “Trước đó, bà Hằng có nói với chúng tôi là xe đang nằm dưới chân núi Quyết (cách vị trí tai nạn khoảng 4km – PV).

Sau đó, bà lại nói là cách hạ lưu cầu Bến Thuỷ khoảng 4km (cách vị trí tai nạn khoảng 8km). Việc xác định được vị trí là hoàn toàn bằng sự nỗ lực của các anh em cứu hộ, lực lượng công an, quân đội”. Tất cả thông tin trên đều đã được đăng tải công khai trên báo chí. Dư luận cũng đủ “cơ sở” để đưa ra lời phán quyết: Ai nói có, ai nói không nhờ NNC trong cuộc tìm kiếm xe gặp nạn.

Nhóm PV bạn đọc

LƯỠI KHÔNG XƯƠNG – NHÀ NGOẠI CẢM PHAN THỊ BÍCH HẰNG ƠI !

nguồn : http://my.opera.com/doanducthanh/

KHÔNG XƯƠNG
– NHÀ NGOẠI CẢM PHAN THỊ BÍCH HẰNG ƠI!

Nhà báo – KTS Đoàn Đức Thành
untitled - Upanh.com
Không cần lục các nguồn thông tin đại chúng ở đâu xa, cứ hãy xem trên báo mạng VietNamNet trong mấy qua, xem nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng nói gì về chiếc xe ô tô khách và 19 người bị lũ cuốn trôi ở Hà Tĩnh lúc 4h ngày 18/10, qua đó sẽ rõ lời nói trước sau bất nhất của nhà ngoại cảm này.

Khi đoàn cứu hộ chưa tìm thấy tung tích chiếc xe ô tô khách xấu số thì nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng nói gì?

Ngày 18/10,

VietNamNet đưa tin: 19 giờ, sau hơn 9 tiếng đồng hồ tìm kiếm tích cực mà vẫn không có kết quả, Đại tá Thường – Chỉ huy trưởng bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh phải nhờ đến nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng để xác định vị trí và địa điểm chiếc xe gặp nạn đang bị lũ cuốn trôi.
Thông tin nhận được chỉ là: “Chiếc xe đang ở giữa dòng xoáy lớn, gần khu vực núi Quyết (Nghệ An), cách địa điểm gặp nạn khoảng 5km”.(nguồn: http://www.vietnamnet.vn/xahoi/201010/Nho-nha-ngoai-cam-Bich-Hang-tim-kiem-nan-nhan-943382/)

Ngày 19/10.

Đại tá Nguyễn Trọng Thường buồn rười rượi: “Từ sáng đến giờ, anh em đã vất vả lắm rồi nhưng vẫn tìm thêm được manh mối nào. Ngoài việc huy động tối đa tất cả lực lượng, phương tiện tìm kiếm, tôi cũng đã gọi điện để nhờ nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng trợ giúp. Phải khẩn trương, nếu không, tất cả nạn nhân sẽ bị cuốn ra biển, lúc đó, việc vớt được thi thể là rất khó”.
Được biết, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng đã nhận định rằng, hiện chiếc xe gặp nạn đang ở cách cầu Bến Thủy 1km. Khu vực này nước chảy rất xiết, lại xuất hiện nhiều vùng xoáy. Ca nô cứu hộ vẫn đang tỏa đi các hướng để tìm kiếm nạn nhân mất tích. (nguồn trên)

Ngày 20/10.

Trên tờ Tiền phong ngày 20/10 có trích dẫn lời ông Nguyễn Nhật, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh rằng các nhà ngoại cảm (Phan Thị Bích Hằng – Hà Nội và thầy Liên – TP.HCM) cho biết: Vị trí xe bị nạn cách cầu Bến Thuỷ trong vòng bán kính 1,2 km về phía hạ lưu (thuộc vị trí xã Xuân An, Nghi Xuân, Hà Tĩnh).
Được sự giúp đỡ của các nhà ngoại cảm, ban tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo các đội tìm kiếm xuống tận các xã: Xuân An, Xuân Tiên, Xuân Giang, Xuân Hải (huyện Nghi Xuân), cách nơi xảy ra vụ tai nạn 30km (tính theo đường sông).
Tuy nhiên, điểm xe trôi đến được xác định là bờ bên này (do các thợ lặn từ Vinh tìm thấy – PV) còn khu vực núi Quyết như nhà ngoại cảm Bích Hằng dự đoán lại thuộc bờ bên kia của sông Lam. Thậm chí, theo nhìn nhận của nhiều người thì điểm này cũng cách cầu Bến Thủy khoảng 3km chứ không phải 1,2km về phía hạ lưu cầu Bến Thủy như các nhà ngoại cảm đoán.Tính theo đường bộ từ Nam ra Bắc thì vị trí các điểm cụ thể như sau: điểm xe khách gặp nạn (xã Xuân Lam) – cầu Rong – điểm xe khách được tìm thấy – cầu Bến Thủy.(nguồn: http://www.vietnamnet.vn/tinnhanh/201010/Nha-ngoai-cam-Bich-Hang-doan-sai-diem-xe-bi-lu-cuon-943552/)

Tin từ PV VietNamNet tại hiện trường, khoảng 18h chiều 20/10, đoàn cứu hộ cứu nạn đã tìm được chiếc xe khách 37 chỗ mang kiểm soát 48K-5868 bị lũ cuốn trôi trên sông Lam làm 19 người mất tích sáng 18/10. Một số thợ lặn đã lặn sâu xuống nước khoảng 10 mét và phát hiện ra chiếc xe trong tình trạng các bánh xe chổng ngược lên. Điểm tìm thấy xe khách được xác định cách điểm xảy ra tai nạn khoảng 700m và cách bờ khoảng gần 100m, thuộc địa bàn xã Xuân Lam, Nghi Xuân, Hà Tĩnh(nguồn trên).

Khi đoàn cứu hộ đã tìm thấy tung tích chiếc xe ô tô khách xấu số thì nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng nói gì?

Ngày 21/10

Trao đổi với PV VietNamNet qua điện thoại, nhà ngoại cảm Bích Hằng cho biết: trong những ngày qua, các lực lượng tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn chiếc xe khách mang BKS 48K-5868 đã liên lạc với các nhà ngoại cảm để đề nghị giúp đỡ, hỗ trợ tham gia đội cứu nạn tìm kiếm.
Nhà ngoại cảm Bích Hằng đã nhận lời và thường xuyên giữ liên lạc để cung cấp những thông tin mới nhất có thể phục vụ cho công tác tìm kiếm.
Theo đó, chị Bích Hằng đã xác định vị trí chiếc xe khách bị lũ cuốn nằm trong bán kính từ 800 – 1.000 mét, tính từ vị trí chiếc xe bị lũ cuốn tại đoạn đường Quốc lộ 1A (thuộc địa phận thôn 1, xã Xuân Lam, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) chứ không thể bị trôi quá xa.

Chị cho biết: “Bằng các tín hiệu, các nhà ngoại cảm nhận biết vị trí chiếc xe khách bị lũ cuốn trôi nằm ở gần một mỏm núi. Tuy nhiên, lúc đó chưa xác định chính xác đó là núi Quyết hay núi Hồng Lĩnh. Thực tế, lực lượng chức năng đã tìm thấy chiếc xe khách này ở mỏm núi Hồng Lĩnh!”.Chị Phan Thị Bích Hằng cho biết: khi nhận được lời đề nghị xác định vị trí chiếc xe khách bị lũ cuốn, chị đã nhanh chóng “bắt” được các thông tin về sự việc chiếc xe bị gặp nạn.
“Lúc đó, tôi cảm nhận được sự hoảng loạn thực sự của những người xấu số, và thấy được linh hồn của họ chưa siêu thoát, vẫn vất vưởng giữa dòng nước lớn. Tuy nhiên, những thông tin mà các nhà ngoại cảm “bắt sóng” được, bị “nhiễu” rất nhiều do “nguồn tin” giống như một dòng nước bị cuốn đi liên tục và không bao giờ cố định”.(nguồn: http://www.vietnamnet.vn/xahoi/201010/Nha-ngoai-cam-Bich-Hang-Toi-thay-ho-duoi-nuoc-943700/)

Thấy rằng:

* “Phan Thị Bích Hằng: Tôi ‘thấy’ họ dưới nước!”. Mấy câu trên là tiêu đề của một bài viết (nguồn trên). Chẳng lẽ xe và người bị nước lũ cuốn trôi xuống sông mà lại “thấy” họ ở trên bờ ư?

* Vùng này chỉ có 2 quả núi cách nhau mấy cây số thôi, trước đó nhà ngoại cảm khẳng định: “Chiếc xe đang ở giữa dòng xoáy lớn, gần khu vực núi Quyết (Nghệ An), cách địa điểm gặp nạn khoảng 5km”.. Sau khi đội cứu hộ tìm ra chiếc xe rồi thì nhà ngoại cẩm lại nói nước đôi: “Bằng các tín hiệu, các nhà ngoại cảm nhận biết vị trí chiếc xe khách bị lũ cuốn trôi nằm ở gần một mỏm núi. Tuy nhiên, lúc đó chưa xác định chính xác đó là núi Quyết hay núi Hồng Lĩnh. Thực tế, lực lượng chức năng đã tìm thấy chiếc xe khách này ở mỏm núi Hồng Lĩnh!”. Người ngoài nghe khó lọt tai quá.

* Theo đó, chị Bích Hằng đã xác định vị trí chiếc xe khách bị lũ cuốn nằm trong bán kính từ 800 – 1.000 mét, tính từ vị trí chiếc xe bị lũ cuốn tại đoạn đường Quốc lộ 1A (thuộc địa phận thôn 1, xã Xuân Lam, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) chứ không thể bị trôi quá xa. (nguồn VietNamNet ngày 21/10). Trước đó (ngày 18/10) VietNanNet đưa tin trích lời của nhà ngoại cảm: “Chiếc xe đang ở giữa dòng xoáy lớn, gần khu vực núi Quyết (Nghệ An), cách địa điểm gặp nạn khoảng 5km”.. Rõ ràng vẫn lời của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng trước và sau khi tìm thấy chiếc xe bị lũ cuốn, nhưng trước – sau bất nhất. Nếu nhà ngoại cảm “đã xác định vị trí chiếc xe khách bị lũ cuốn nằm trong bán kính từ 800 – 1.000 mét, tính từ vị trí chiếc xe bị lũ cuốn tại đoạn đường Quốc lộ 1A” thì sau khi báo đăng trích lời nhà ngoại cảm (ngày 18/10)”Chiếc xe đang ở giữa dòng xoáy lớn, gần khu vực núi Quyết (Nghệ An), cách địa điểm gặp nạn khoảng 5km”. lẽ ra phải yêu cầu đính chính ngay, nhưng không, nhà ngoại cảm cứ để cứu hộ phải dàn trải lực lượng xuống cả cầu Bến Thủy suốt mấy ngày tìm kiếm!
Giá mà câu nói sau này nói trước khi đã tìm thấy xe khách thì nhà ngoại cảm được tin tưởng hơn không? Nếu đã sai thà im lặng mà ngẫm lại những lời đã nói ra mà rút kinh nghiệm có hay hơn là cứ chống chế hoài, coi thiên hạ không ai hiểu biết gì muốn nói sao thì nói? Chẳng qua ngựa non háu đá, ăn nói lung tung. Lần sau nên học tập các nhà ngoại cảm cha chú: Im lặng là thượng sách!

Cứ theo lời nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng thì chiếc xe khách đã trôi xuống núi Quyết

, gần cầu Bến Thủy, rồi theo dòng xoáy ngược trở lại mấy cây số bên núi Hồng Lĩnh, gần nơi bị tai nạn và nằm ở đấy để các nhà cứu hộ tìm thấy?./.digg Facebook Twitter del.icio.us StumbleUpon reddit

Nhà ngoại cảm: Đúng nói “phải”, sai nói “hay”

Báo Lao động có bài viết về nhà ngoại cảm PTBH , tôi xin trích dẫn nguyên văn và post lại

nguồn : http://www.laodong.com.vn/Tin-tuc/Nha-ngoai-cam-Dung-noi-phai-sai-noi-hay/18453
Nhà ngoại cảm: Đúng nói “phải”, sai nói “hay”
Thứ Sáu, 29.10.2010 | 08:21 (GMT + 7)

(LĐ) – Mấy ngày nay, trên một số phương tiện thông tin lại dày đặc bài viết có nội dung nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng khẳng định: “Tôi chưa hề ngoại cảm tìm xe bị lũ cuốn”. Không đầy một tuần lễ trước thì báo chí cũng dày đặc thông tin nhà ngoại cảm Bích Hằng tham gia tìm kiếm xe khách bị lũ cuốn.

Nhờ nhà ngoại cảm Bích Hằng tìm nạn nhân
Bích Hằng: “Tôi chưa hề ngoại cảm tìm xe bị lũ cuốn”

Sự trái ngược thông tin trên báo chí về một sự kiện đau thương khiến bạn đọc Lao Động bày tỏ: Đối với không ít nhà ngoại cảm, nếu đúng thì nói phải, nếu sai lại nói hay. Bạn đọc Phan Huy Vũ gửi về toà soạn ý kiến của mình.

Tôi xin tổng hợp thông tin được đăng tải trên báo chí: Sau hai ngày tìm kiếm tích cực chiếc xe khách bị lũ cuốn cùng 19 hành khách, trong đó có một số em bé bị chìm trong xe mà vẫn không có kết quả, lãnh đạo và các ngành chức năng địa phương đã phải nhờ đến nhà ngoại cảm (NNC) Phan Thị Bích Hằng để xác định vị trí và địa điểm chiếc xe gặp nạn. Đồng thời, bài báo còn trích dẫn lời ông Nguyễn Nhật – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh – rằng các NNC (Phan Thị Bích Hằng – Hà Nội và thầy Liên – TPHCM cho biết: Vị trí xe bị nạn cách cầu Bến Thuỷ trong vòng bán kính 1,2km về phía hạ lưu, khu vực núi Quyết (thuộc vị trí xã Xuân An, Nghi Xuân, Hà Tĩnh). Được sự giúp đỡ của các NNC, Ban Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo các đội tìm kiếm xuống các xã cách địa điểm xe gặp nạn 30km để tìm.

Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng. Ảnh: VTC

Vẫn thông tin từ một tờ báo điện tử, qua điện thoại, NNC Bích Hằng cho biết, những ngày qua, các lực lượng tham gia cứu nạn đã liên lạc với NNC đề nghị giúp đỡ, hỗ trợ tham gia đội cứu nạn tìm kiếm. NNC Bích Hằng đã xác định được vị trí chiếc xe bị lũ cuốn. NNC Bích Hằng cho biết: Khi nhận được lời đề nghị xác định vị trí chiếc xe, tôi đã nhanh chóng bắt được các thông tin về chiếc xe bị nạn. Đồng thời NNC Bích Hằng còn nói rõ: “Lúc đó, tôi cảm nhận được sự hoảng loạn thật sự của những người xấu số và thấy được linh hồn của họ chưa siêu thoát, vẫn vất vưởng giữa dòng nước lớn”.

Tuy nhiên, chiều cùng ngày (20.10), chiếc xe gặp nạn đã được tìm thấy nhưng không đúng vị trí như NNC Bích Hằng đã dự đoán (xã Xuân An). Tờ báo này cũng đã có bài báo đặt câu hỏi: “NNC Bích Hằng đã đoán sai?”.

Nhưng đến ngày 27.10 thì trên các báo lại đăng bài nói rằng NNC Phan Thị Bích Hằng khẳng định rằng NNC này không nhận được một lời đề nghị chính thức nào từ phía các cơ quan chức năng trong việc tìm kiếm chiếc xe bị lũ cuốn, cũng chưa từng dùng khả năng ngoại cảm để phán đoán vị trí chiếc xe gặp nạn bị chìm mà chỉ phán đoán dựa theo kinh nghiệm(?). NNC này cho biết: Có anh chỉ huy bộ đội biên phòng (BĐBP) nhờ tôi xác định vị trí chiếc xe khách, nhưng tôi đã nói rõ trong những trường hợp như thế này không thể định vị được bằng khả năng ngoại cảm. Đến khi anh BĐBP hỏi toạ độ chiếc xe đang nằm thì tôi cũng trả lời là theo kinh nghiệm của bản thân thì điểm rơi của chiếc xe ở đâu, các anh cứ quay bán kính 1km thể nào cũng tìm ra.

NNC này còn khẳng định, đó chỉ là một cuộc điện thoại hỏi thăm nhau chứ chưa hề nhận được lời “nhờ vả” và chính thức nào từ phía các cơ quan chức năng trong việc tìm kiếm chiếc xe bị lũ cuốn. Đây chỉ là câu chuyện bâng quơ, không nghĩ mọi người lại coi đó là phát ngôn chính thức của mình.

Rõ ràng mọi thông tin liên quan việc NNC Bích Hằng tìm kiếm chiếc xe bị nạn đều được đăng tải công khai trên báo chí (cả báo giấy và báo mạng), nếu báo chí đăng sai thì tại sao NNC Bích Hằng không lên tiếng, yêu cầu báo chí nói đúng sự thật, rằng không có chuyện NNC tìm kiếm xe gặp nạn.

Trong những ngày chưa tìm kiếm được chiếc xe khách và thi thể những người xấu số, chúng tôi – những người dân ở thị trấn Gia Lách (Xuân An) thường xuyên có mặt tại khách sạn Lam Kiều – nơi dành cho các thân nhân người bị nạn ở miễn phí để động viên, chia sẻ nỗi đau với các gia đình đang ở nơi “đất khách quê người”, dù không có người thân gặp nạn nhưng chứng kiến những đôi mắt đã không còn nước mắt để khóc thương người thân đang nằm sâu trong dòng nước lũ, lòng người dân Gia Lách cũng đau như cắt.

Xin thưa với NNC Phan Thị Bích Hằng, khi người thân của những người lâm nạn đọc được lời “phán” của bà rằng: “Tôi cảm nhận được sự hoảng loạn thực sự của những người xấu số và thấy được linh hồn của họ chưa siêu thoát, vẫn vất vưởng giữa dòng nước lớn”, nỗi đau của các gia đình lại được nhân lên rất nhiều lần, có người rơi vào tâm trạng hoảng loạn vì luôn bị ám ảnh bởi “ sự hoảng loạn và vất vưởng của người bị nạn giữa dòng nước lớn”. Nếu ngày ấy bà lên tiếng thì đâu có chuyện ngày hôm nay NNC Bích Hằng phải “đính chính” trên báo chí như vậy. Tôi không phủ nhận tài đặc biệt của NNC, nhưng không nên “đúng thì nói phải, sai thì nói hay” một cách công khai trước dư luận như vậy.

Phan Huy Vũ